Mã Trường

Mã Trường

Tin Tức Các Báo

'Bộ ủng hộ các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng'

Cập nhật 07/03/2013 - 09:01:38 AM (GMT+7)

Chiều 5/3, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo thông báo kết quả buổi làm việc giữa Bộ và Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Buổi làm việc sáng 5/3 giữa Bộ và Hiệp hội đã diễn ra với không khí thẳng thắn, trao đổi tất cả các lĩnh vực còn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Nội dung cơ bản tập trung trong 2 vấn đề: tuyn sinh và cơ chế chính sách cho các trường ngoài công lp phát trin (như đất, thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng...) 

Tại buổi làm việc, về vấn đề tuyển sinh, GS.TS Trần Hồng Quân đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ 1/1/2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh. Theo đó, các “cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển” (mục 2, Điều 34 Luật GDĐH). 

Trên tinh thần lắng nghe và thẳng thắn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu một số giải pháp cải tiến tuyển sinh mà Hiệp hội đề xuất; đồng thời khẳng định ngay trong năm 2013 Bộ ủng hộ các trường, kể cả ngoài công lập lẫn công lập, xây dựng phương án tuyển sinh riêng phù hợp và Bộ sẽ phê duyệt. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Trả lời báo chí chiều 5/3, đại diện Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lần nữa khẳng định: Bộ ủng hộ tất cả các trường từ công lập, ngoài công lập xây dựng phương án tuyển sinh riêng, làm sao đảm bảo sự công bằng, không xảy ra dạy, ôn luyện thi thêm.

Thứ trưởng Ga cho biết, trong buổi làm việc, lãnh đạo Hiệp hội cũng cho rằng vấn đề thi ba chung, điểm sàn hiện nay không còn phù hợp. Hiệp hội đề nghị Bộ nên tiến hành nhập kỳ thi Tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ làm một, tập trung tổ chức tốt kỳ thi Tốt nghiệp THPT sau đó xét tuyển vào ĐH, CĐ vì hai kỳ thi chỉ cách nhau khoảng một tháng, điều đó là không cần thiết.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời báo chí chiều 5/3. Ảnh Xuân Trung

Theo Bộ GD&ĐT, giữa hai kỳ thi Tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ tính chất khác nhau, cần phải có bước chuẩn bị và hướng đi thận trọng, nếu áp dụng từ năm 2013 là không khả thi, tuy nhiên sau 2015 sẽ có nhiều phương án khác nhau. Hiện nay, Bộ đã giao cho hai đại học vùng là ĐH QGHN và ĐHQG TP. HCM nghiên cứu cùng Bộ có phương thức tuyển sinh lâu dài, tránh căng thẳng cho xã hội. Phương hướng có thể là: Sau 2015, khi chất lượng đã được nâng cao, sách giáo khoa thay đổi, lúc đó có thể một bộ phận các trường dùng kết quả bốc thăm để xét tuyển, hoặc các trường tốp trên có thể thi nhiều môn hay dùng kết quả phổ thông xét vào đại học, đây cũng là một phương án mà bộ đang nghĩ tới. 

Về kiến nghị của Hiệp hội xung quanh Nghị định 69 về ưu tiên chính sách thuế, giao đất sạch cho các cơ sở giáo dục, Thứ trưởng Ga thừa nhận: vấn đề giải phóng mặt bằng cho các cơ sở giáo dục địa phương chưa thực hiện được, đó là một khó khăn đối với nhà đầu tư và những người có tâm huyết làm giáo dục. Vì sao các trường ngoài công lập chỉ được ưu đãi thuế khi đạt 55 mét vuông/sinh viên, các trường ngoài công lập chưa trường nào đủ tiêu chí này nên vẫn phải đóng thuế như một doanh nghiệp là 25%. Vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết đã gửi đề nghị sang Bộ Tài chính cần có điều chỉnh phù hợp với tình hình, và quyết định: Các trường ĐH, CĐ nào đã đi vào hoạt động thì được hưởng mức ưu đãi 10% thuế. 

Thứ trưởng Ga cho biết thêm, năm 2020 phấn đấu có 400 sinh viên/1 vạn dân, trong đó có 40% là sinh viên ngoài công lập. Bộ GD&ĐT cho rằng, trong thời gian qua số lượng các trường đã phát triển quá nóng, chạy theo quy mô, mở ồạt để đáp ứng được tiêu chí này, trong khi cán bộ đội ngũ không theo kịp để đảm bảo chất lượng. Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng theo Nghịquyết Trung ương 2, chuyển mô hình phát triển theo quy mô sang mô hình phát triển theo chiều sâu. Theo thông tin từ Thứ trưởng Ga, sắp tới Bộ GD&ĐT đã đề xuất với Chính phủ để điều chỉnh lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, khả năng đầu tư thực tế của xã hội tới đâu để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, vấn đề này Chính phủ đã có ý kiến. 

Có thể thay đi cách tính điểm sàn năm 2013

Những năm qua, điểm sàn kỳ thi ĐH, CĐ được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tính toán trên hệ số dịch chuyển của thí sinh… nhưng giữa thực tế và lý thuyết khác nhau. Tiêu chí xác định điểm sàn làm rất kỹ nhưng cảm thấy chưa chắc chắn. Ví dụ: Khối B đã để số thí sinh đủ điểm sàn gấp trên 10 lần chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ. Như vậy, việc xét điểm sàn hiện nay chưa thực sự khiến dư luận và các trường hài lòng.

Vì thế, Bộ sẽ xem xét phương án tính điểm sàn là điểm bình quân của tất cả các thí sinh đạt được. Trong trường hợp đó, không cần hội đồng xác định điểm sàn nữa mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chỉ cần công bố phổ điểm của từng môn để căn cứ làm điểm sàn. 

- Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời VietNamNet -

Kiến nghị khn cp nguy cơtan rã nhiu trường ĐH, CĐ ngoài công lp

Ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (Hiệp hội) đã có công văn gửi Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình khẩn cấp của khối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. 

Trong công văn, Chủ tịch Hiệp hội, GS.TS Trần Hồng Quân khẳng định sự góp mặt của loại hình trường ĐH, CĐ ngoài công lập vào bức tranh tổng thể giáo dục đại học Việt Nam hơn 20 năm qua đã tạo nên diện mạo mới cho giáo dục - đào tạo Việt Nam, năng động, sáng tạo, thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người. Đây là kết quả của việc thực hiện đường lối đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Đến năm 2012 cả nước có 81 trường đại học cao đẳng ngoài công lập, dù đã và đang “gồng” mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14% số sinh viên cả nước. Điều hệ trọng cấp bách hiện nay là nếu không có những thay đổi kịp thời thì trong vài năm tới chắc chắn một loạt trường ngoài công lập phải đóng cửa, hoặc phá sản; làm nản lòng các nhà giáo và các nhà đầu tưđang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục đào tạo.

Chủ tịch Hiệp hội phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là trong vài năm gần đây chủ trương tuyển sinh tạo những trở ngại làm cho các trường ngoài công lập khó tuyển đủ chỉ tiêu. (Nhiều trường công lập ở địa phương, một số ngành như sư phạm, khoa học xã hội trong nhiều trường công lập khác cũng khó tuyển sinh nhưng các trường này không phá sản vì là trường công có ngân sách Nhà nước rót xuống).

Từ đó, thay mặt Hiệp hội, GS.TS Trần Hồng Quân kiến nghị Thủ tướng 3 vấn đề cấp bách. 

Thứ nhất, về thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013: Đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh. Theo đó, các “cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển”(mục 2. Điều 34 Luật GDĐH). Đây là điều khoản tốt trong Luật GDĐH, cần được thực hiện ngay từ mùa thi năm 2013 và đúng tinh thần trên. Bộ GD-ĐT chỉ cần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn công việc tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển sinh thì trao quyền tự chủ cho các trường, thực hiện theo đúng Luật GDĐH.

Không gì lãng phí hơn khi một trường đại học với đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên mà không còn nguồn học sinh THPT đạt trên “điểm sàn” để tuyển sinh viên đến học. Thực tế với cung cách thi tuyển sinh hiện nay, mỗi năm có khoảng nửa triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng kết quả thi dưới “điểm sàn” nên không được tiếp tục học đại học, cao đẳng trên đất nước mình. Nhiều em trong số đó phải lo kinh phí để đi du học tự túc ở nước ngoài hoặc du học tại chỗ trong các trường nước ngoài được phép đào tạo tại Việt Nam. Tại các trường đại học nước ngoài các em vào học chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời cần tổ chức nghiên cứu những bài học thành công về phát triển giáo dục đại học ngoài công lập của Hàn Quốc, Malaysia, Singapore để vận dụng sáng tạo.

Thứ ba, Hiệp hội xin được gặp và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng một số nội dung khẩn cấp khác liên quan vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã cả một hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập với bao công sức, tâm huyết gây dựng hơn 20 năm qua, Hiệp hội muốn được trực tiếp báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, nhằm: trước mắt là giải cứu hệ thống giáo dục ngoài công lập khỏi nguy cơ tan rã; sau là nhằm phát triển mạnh hệ thống này đồng thời thúc đẩy toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Chấp nhận kiến nghị khẩn cấp của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với đề nghị của Hiệp hội. Trên cơ sở này, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15/3/2013.

(Theo GDVN)


Giới Thiệu STU