Mã Trường

Mã Trường

Khoa Học Công Nghệ

Những dấu chấm hết

Cập nhật 04/01/2012 - 03:59:59 AM (GMT+7)
(Dân trí) - Thế giới công nghệ cũng như thế giới tự nhiên, khi mà những công nghệ mới xuất hiện sẽ dần thay thế và khiến cho những công nghệ cũ bị đào thải và “tuyệt chủng”. Dưới đây là những công nghệ được dự báo sẽ "chấm hết" trong tương lai không xa.
Đĩa CD/DVD

Tech-Dying-7_9f033.jpg

Đã qua rồi thời bạn sưu tập những bài hát, những bộ phim hay trên những chiếc đĩa CD/DVD, thay vào đó, bạn có thể dễ dàng tìm mua và download chúng từ trên mạng, bỏ chúng vào điện thoại, thiết bị giải trí và mang theo mình ở bất kỳ đâu. Và khi mà bạn không còn cần những chiếc đĩa CD/DVD để lưu trữ dữ liệu, thậm chí khi mà những thế hệ máy tính mới cũng dần bỏ đi những ổ đĩa quang, thì không khó để đoán về tương lai của những chiếc đĩa này.

Điện thoại cơ bản

Tech-Dying-10_c3653.jpg

Nhu cầu của con người ngày càng cao, cùng với đó, giá thành của những chiếc smartphone ngày càng rẻ, với đầy đủ các tính năng để đáp ứng những như cầu giải trí, công việc… của người dùng, vậy thì trong tương lai, có ai sẽ bỏ tiền ra để mua những chiếc điện thoại chỉ với chức năng nghe và gọi?

Điện thoại cố định và máy fax

Tech-Dying-14_35db3.jpg

Bạn muốn gọi điện cho ai đó? Hẳn bạn sẽ sử dụng điện thoại di động. Bạn muốn gửi đi một nội dung hay thông điệp? Email và tin nhắn là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy thì còn ai sẽ sử dụng điện thoại cố định và máy fax, khi những công nghệ như điện thoại di động và email đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và không thể thay thế?

Máy đọc sách điện tử

Tech-Dying-11_e104b.jpg

Cũng với lý do tương tự như trên, khi mà máy tính bảng đang dần trở nên phổ biến, với nhiều mẫu mã để lựa chọn, với nhiều chức năng để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, thì còn ai muốn sở hữu những thiết bị chỉ để đọc sách điện tử, khi mà đó chỉ là một trong những tính năng đơn giản có thể thực hiện được trên máy tính bảng?

Chuột và bàn phím máy tính

Tech-Dying-12_bb05a.jpg

Một sự thực cần phải thừa nhận đó là nhập dữ liệu từ bàn phím và chuột dễ dàng hơn so với việc gõ trên màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, khi mà những công nghệ điều khiển mới được ra đời, đặc biệt nổi bật và có nhiều tiềm năng nhất là công nghệ nhận diện giọng nói, thì không quá khó tưởng tượng, những hệ thống trong tương lai người dùng sẽ chỉ việc nói mà không cần động đến tay chân của mình.

USB

Tech-Dying-5_1ad6a.jpg

Đã từng có thời điểm, USB là thiết bị lưu trữ không thể thiếu với bất kỳ ai sử dụng máy tính. Gọn nhẹ, cơ động và có nhiều kiểu thiết kế… chính là những ưu điểm để giúp USB trở thành một thiết bị lưu trữ thông dụng. Nhưng giờ đây, với những dịch vụ lưu trữ trực tuyến, công nghệ điện toán đám mây… sẽ giúp người dùng truy cập dữ liệu cần thiết của mình ở bất kỳ đâu. Và khi mà công nghệ điện toán đám mây trở nên phổ biến hơn, thì USB sẽ chỉ trở thành một vật dụng không còn cần thiết, và ngày đó hẳn không còn quá xa.

Máy ảnh, máy nghe nhạc và máy quay phim

Tech-Dying-6_563d7.jpg

Với một chiếc smartphone có đầy đủ tính năng chụp ảnh, quay phim và nghe nhạc, liệu bạn có cần sở hữu thêm một chiếc máy ảnh, một chiếc máy quay phim bỏ túi hay một máy nghe nhạc cầm tay? Câu trả lời có thể sẽ là không. 

Bên cạnh đó, khi mà điện thoại ngày càng được trang bị những công nghệ máy ảnh mới, với độ phân giải được nâng cao, chắc hẳn, việc sử dụng điện thoại để có được những bức ảnh nghệ thuật và đẹp mắt sẽ là điều không quá khó khăn trong tương lai.

Hệ điều hành WebOS của HP

Tech-Dying-1_65be1.jpg

Nền tảng di động WebOS ra mắt với nhiều sự kỳ vọng sẽ trở thành hệ điều hành hoàn hảo để làm đối trọng với iOS của Apple và Android của Google trên thị trường di động. Sự kỳ vọng này càng được nâng cao lên khi HP mua lại Palm và bắt tay vào phát triển WebOS. 

Tuy nhiên, HP đã thất bại với WebOS và quyết định đưa hệ điều hành này trở thành nền tảng mở, gần như đồng nghĩa với việc giao toàn bộ quyền phát triển cho cộng đồng lập trình thứ 3. Tương lai của WebOS vẫn còn rất mù mịt, và với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của iOS và Android, ngày WebOS chỉ còn là quá khứ là điều không quá xa.

Adobe Flash

Tech-Dying-2_ecdb0.jpg

Chính Steve Jobs và Apple đã đặt nền móng cho ngày tàn của Flash khi tuyên bố Adobe quá chậm chạp trong việc cải tiến và sẽ không hỗ trợ Flash trên các thiết bị của Apple. 

Mới đây, khi mà Adobe tuyên bố sẽ khai tử Flash trên nền tảng di động, cùng với sự ra đời của HTML5 mạnh mẽ hơn Flash, báo hiệu cho thấy những nội dung Flash sẽ dần bị loại bỏ trên các trang web là điều không quá bất ngờ và khó đoán.

Máy tính bảng BlackBerry

Tech-Dying-3_80e78.jpg

Là một tên tuổi lớn trên thị trường smartphone, tuy nhiên, thương hiệu BlackBerry lại không thành công trên thị trường máy tính bảng.

Mặc dù ngay từ khi ra mắt, máy tính bảng BlackBerry PlayBook đã gây được những ấn tượng nhất định với các chuyên gia công nghệ, tuy nhiên, lại không thể gây ấn tượng với khách hàng, là đối tượng quan trọng nhất. Hãng sản xuất RIM đã phải tìm mọi cách để cứu vớt doanh số bán hành ngày càng sụt giảm, bằng cách giảm giá sản phẩm từ 500 USD xuống còn 200 USD, tuy nhiên doanh số vẫn không hề được cải thiện. Rất có thể vào thời gian này của năm tới, BlackBerry PlayBook đã trở thành “hàng hiếm” vì không còn xuất hiện trên thị trường.

Hãng công nghệ Research in Motion (RIM)

Tech-Dying-4_7ab8a.jpg

Việc máy tính bảng PlayBook của RIM sẽ sớm bị khai tử là điều có thể dự đoán trước, nhưng có rất nhiều khả năng, đích thân hãng điện tử Canada RIM cũng sẽ bị “đào thải” trên thị trường công nghệ trong tương lai. Với doanh thu ngày càng sụt giảm, những smartphone mang thương hiệu BlackBerry mới tung ra thị trường không đủ sức để cạnh tranh với iPhone hay các dòng smartphone sử dụng Android. Vẫn còn rất nhiều bấp bênh và một tương lai rất khó đoán đang đợi RIM của phía trước.

"Gã khổng lồ Internet" Yahoo!

Tech-Dying-8_5d41b.jpg

Từng là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới về thị trường Internet, là người tiên phong để giúp cho Internet trở nên phổ biến, nhưng giờ đây, Yahoo! chỉ còn là một “gã khổng lồ” hết thời, khi những dịch vụ liên tục bị khai tử, tương lai bất ổn và thậm chí ngay cả những nhà sáng lập của  công ty cũng không biết phải quyết định thế nào về tương lai của hãng. Việc Yahoo! bị thâu tóm và rơi vào tay của công ty lớn hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà Microsoft đang rất “thèm muốn” có được Yahoo!.

Kính xem 3D

Tech-Dying-9_833ff.jpg

Khi công nghệ 3D mới ra đời, cặp kính là dụng cụ không thể thiếu để xem được những nội dung nổi 3D. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ 3D, khi mà những sản phẩm smartphone, TV sử dụng công nghệ 3D không cần kính xuất hiện ngày càng nhiều, thì không quá khó hiểu nếu cặp kính vướng víu này sẽ không còn tồn tại trong tương lai.

Dây cáp Internet 

Tech-Dying-13_9d65f.jpg
Tech-Dying-13_9d65f.jpg
 
Những bó dây cáp lộn xộn và khó sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc, đứt gãy… sẽ chỉ còn là quá khứ trong tương lai, khi công nghệ truyền tải dữ liệu không dây ngày càng trở nên phát triển hơn, đặc biệt, khi mà giờ đây những thiết bị di động như máy tính bảng hay smartphone cũng có thể đồng bộ hóa và kết nối dễ dàng với nhau bằng công nghệ không dây.

Phạm Thế Quang Huy

Giới Thiệu STU