Mã Trường

Mã Trường

Khoa Học Công Nghệ

Di động “nhòm ngó” tần số truyền hình cho 4G

Cập nhật 31/05/2011 - 02:58:54 PM (GMT+7)
Các chuyên gia của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) khẳng định việc số hoá dịch vụ truyền hình là điều tất yếu bởi với sự phát triển của công nghệ, chỉ khoảng 5 năm nữa sẽ không còn thiết bị thay thế.
Mobile30_f636e.jpg

Các chuyên gia cũng đưa ra phân tích, theo lộ trình Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /?>Nam sẽ tiến hành ngưng phát sóng truyền hình analog từ năm 2015 tại các thành phố lớn. Nếu Việt Nam bắt đầu áp dụng chuyển đổi số hoá phát truyền hình vào khoảng năm 2015 thì sẽ dôi dư ra băng tần 700 MHz. Đây là băng tần rất quý và có thể sử dụng cho dịch vụ băng rộng 4G LTE.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /?>

 

Phía Viettel cho biết, trong lĩnh vực di động, cứ 3 năm lại có thêm công nghệ mới có tốc độ truyền dẫn tăng gấp 6 lần nhưng nhu cầu băng thông tăng tới 23 lần. Như vậy, nhà mạng sẽ phải đối mặt với việc gia tăng tốc độ và nhu cầu băng thông tăng khi công nghệ mới được ứng dụng.

 

Khi Việt Nam số hoá dịch vụ truyền hình sẽ dôi dư ra băng tần 700 MHz. Băng tần này có thể sử dụng cho dịch vụ di động băng thông rộng; có vùng phủ tốt hơn cho vùng nông thôn, và có suất đầu tư giảm nên nhà mạng có điều kiện giảm giá dịch vụ cung cấp cho vùng nông thôn.

 

Theo tính toán của Viettel, nếu để phủ sóng 4G LTE ở Hà Nội với băng tần 700 MHz thì chỉ cần 70 trạm BTS, nhưng nếu triển khai trên băng tần 2.6GHz thì cần tới 130 trạm BTS.

 

Một ví dụ khác của Viettel cho thấy, nếu cung cấp dịch vụ băng rộng qua cáp quang hay cáp đồng cho một huyện tại Nam Định có quy mô 52.000 dân thì chi phí bình quân cho mỗi hộ là 120 USD. Thế nhưng nếu triển khai cung cấp băng rộng 4G LTE ở băng tần 2.6 GHz thì chi phí là 12 USD/hộ, nhưng nếu triển khai trên băng tần 700 MHz thì chỉ còn 2,5 USD/hộ. Trong khi đó, các thiết bị 4G LTE cũng đã sẵn sàng hỗ trợ cho băng tần 700 MHz.

 

Phía Viettel cho biết, theo số liệu thống kê thì lĩnh vực di động có thể tạo ra doanh thu tăng gấp 4 lần so với doanh thu từ truyền hình. Đại diện Viettel cũng đưa ra số liệu về ảnh hưởng của dịch vụ băng rộng tác động đến GDP của quốc gia.

 

Cụ thể nếu tăng được 10% thuê bao di động thì sẽ góp phần tăng được 1% GDP, nhưng nếu tăng được 10% thuê bao Internet băng rộng thì sẽ tăng được 1,5% GDP. Như vậy, băng rộng có tác động rất lớn đối với việc phát triển của quốc gia .

 

Trên cơ sở những phân tích này, phía Viettel đưa ra khuyến nghị Bộ TT&TT nên quy hoạch tần số 700 MHz cho 4G trên cơ sở 3 yếu tố chính là chi phí đầu tư thấp, phủ sóng tốt và thiết bị đã sẵn sàng cho tần số này.

 

Không chỉ có Viettel, hiện một số mạng di động cũng đang “nhòm ngó” xin các phần băng tần dôi dư. Theo quy định của Luật Viễn thông, việc cấp tần số sẽ phải thông qua việc đấu giá. Như vậy, Chính phủ sẽ thu được khoản tiền từ việc đấu giá tần số khi số hoá dịch vụ truyền hình.

 

Theo Thái Khang

ICTNews


Giới Thiệu STU