(Dân trí) - Các nhà khoa học tại học viện công nghệ Karlsruhe của Đức đã lập nên kỷ lục mới về tốc độ truyền tải dữ liệu: 26 tb (terabit)/giây.
Các nhà khoa học đã sử dụng 1 tia laser để lập nên kỷ lục này. Lượng dữ liệu truyền tải được tương đương với nội dung của 700 chiếc DVD khác nhau. 1 terabit tương đương với 1 ngàn tỉ bit.
Tuy nhiên, theo giáo sư Wolfgang Freude, đồng tác giả của thí nghiệm vừa được tiến hành tại học viện Karlsuhe cho biết:
“Đây không phải là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất trong lịch sử. Đã từng có tốc độ truyền tải đạt mức 100 Tb trên giây. Tuy nhiên, vấn đề là họ đã sử dụng không chỉ 1 tia laser, mà là 370 tia laser khác nhau, đây là một điều cực kỳ tốn kém. Hãy thử tưởng tượng để tạo nên 370 tia laser, họ sẽ phải tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ”.
Giáo sư Freude cùng các công sự đã phải tìm cách làm sao để truyển tải một lượng lớn nhất dữ liệu có thể trong vòng 1 giây với việc chỉ sử dụng 1 tia laser duy nhất. Cuối cùng, các nhà khoa học đã sử dụng thủ thuật để tách rời hơn 300 màu sắc riêng biệt có trong ánh sáng của tia laser, mỗi loại ánh sáng chứa một chuỗi thông tin khác nhau.
Tia laser được truyền tải qua cáp quang, nhưng một loại thiết bị đặc biệt được sử dụng để tách rời các chuỗi dữ liệu có trong tia laser khi tia này được truyền đến điểm nhận.
Theo giáo sư Freude, công nghệ truyền tải dữ liệu mới này có thể tích hợp vào các chip silicon, để cho phép tạo ra những cỗ máy với tốc độ truyền tải “siêu nhanh” trong tương lai.
“Điều này là hoàn toàn khả thi” - Freude nói - “Điều này cũng tương tự như 10 năm trước đây, khó có ai có thể tưởng tượng được đến việc tích hợp một mạch quang điện lên trên 1 con chip silicon, nhưng giờ đây điều đó đã trở thành hiện thực”.
Năm ngoái, giáo sư Freude cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên thử nghiệm cách thức để truyền tải dữ liệu với tốc độ 10 terabit/giây, nhưng đã thất bại.
Tuy nhiên, theo giáo sư Wolfgang Freude, đồng tác giả của thí nghiệm vừa được tiến hành tại học viện Karlsuhe cho biết:
“Đây không phải là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất trong lịch sử. Đã từng có tốc độ truyền tải đạt mức 100 Tb trên giây. Tuy nhiên, vấn đề là họ đã sử dụng không chỉ 1 tia laser, mà là 370 tia laser khác nhau, đây là một điều cực kỳ tốn kém. Hãy thử tưởng tượng để tạo nên 370 tia laser, họ sẽ phải tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ”.
Dung lượng dữ liệu tương đương 700 chiếc DVD đã được truyền đi trong 1 giây bằng 1 tia laser
Giáo sư Freude cùng các công sự đã phải tìm cách làm sao để truyển tải một lượng lớn nhất dữ liệu có thể trong vòng 1 giây với việc chỉ sử dụng 1 tia laser duy nhất. Cuối cùng, các nhà khoa học đã sử dụng thủ thuật để tách rời hơn 300 màu sắc riêng biệt có trong ánh sáng của tia laser, mỗi loại ánh sáng chứa một chuỗi thông tin khác nhau.
Tia laser được truyền tải qua cáp quang, nhưng một loại thiết bị đặc biệt được sử dụng để tách rời các chuỗi dữ liệu có trong tia laser khi tia này được truyền đến điểm nhận.
Theo giáo sư Freude, công nghệ truyền tải dữ liệu mới này có thể tích hợp vào các chip silicon, để cho phép tạo ra những cỗ máy với tốc độ truyền tải “siêu nhanh” trong tương lai.
“Điều này là hoàn toàn khả thi” - Freude nói - “Điều này cũng tương tự như 10 năm trước đây, khó có ai có thể tưởng tượng được đến việc tích hợp một mạch quang điện lên trên 1 con chip silicon, nhưng giờ đây điều đó đã trở thành hiện thực”.
Năm ngoái, giáo sư Freude cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên thử nghiệm cách thức để truyền tải dữ liệu với tốc độ 10 terabit/giây, nhưng đã thất bại.
Ngân Hà
Theo Techradar
Theo Techradar