Edlar Murtazin đã từng đưa ra dự đoán về mối quan hệ đối tác Microsoft-Nokia hồi tháng 12 năm ngoái. Và bây giờ Murtazin tuyên bố vào tuần tới, Nokia sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về việc bán bộ phận kinh doanh điện thoại cho Microsoft. Bản thỏa thuận này có thể được kí kết trong năm 2011. “Cả hai công ty đang rất vội vàng”, Murtazin viết trên blog của mình.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /?>
Microsoft và Nokia đã cùng gia nhập vào một liên minh vào tháng 2 để sản xuất những chiếc smartphone chạy Windows Phone 7 mang thương hiệu Nokia. Thỏa thuận trên cũng bao gồm việc “lai tạp” cho các sản phẩm của Microsoft như Xbox Live, Office và Bing. Vài ngày trước khi thỏa thuận này được kí kết, một bản ghi nhớ bị rò rỉ từ CEO Nokia Stephen Elop đã được công bố. Bản ghi nhớ ám chỉ Nokia đang “đứng trên một nền tảng tàn cháy” giữa sự cạnh tranh khốc liệt từ Google và Apple.
Mô hình điện thoại Windows Phone 7 của Nokia.
Bên cạnh đó, việc chi ra 8,5 tỷ USD để thâu tóm thành công Skype cho phép Microsoft bán một giải pháp điện thoại di động Skype hoàn chỉnh. Nhà phân tích Rob Enderle của Enderle Group tin rằng một sự kết hợp Microsoft/Nokia có thể mang lại một sự thay thế cho viễn thông chuẩn, đặc biệt là trên khắp thế giới. Ngay cả ở Mỹ, nơi Nokia không có vị thế mạnh lắm, vẫn có chỗ cho sự cạnh tranh để một số lượng nhỏ các hãng viễn thông của nước này bị loại bỏ. Tuy nhiên, việc cung cấp một giải pháp di động Skype tại Mỹ có thể buộc Microsoft phải mua hoặc tiến hành kí kết một số thỏa thuận với một nhà mạng hiện có.
Việc mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Nokia sẽ giúp Microsoft trở thành một tên tuổi quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối di động. Enderle lưu ý rằng hệ sinh thái của Nokia hiện đang “đứng vị trí thứ hai và không ai sánh kịp trong việc phủ sóng toàn cầu”.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng thỏa thuận mua bán giữa Microsft và Nokia sẽ không bao giờ được kí kết. Roger Entner, nhà phân tích của Recon khẳng định nếu Nokia bán mảng kinh doanh điện thoại của mình, họ sẽ bị loại, giống như việc Nokia tự “đóng cửa”. Báo cáo tài chính gần đây nhất của Nokia cho thấy đóng góp của bộ phận Thiết bị và Dịch vụ của công ty chiếm tới 68,2%. Phần doanh thu còn lại đến từ Navteq và Nokia Siemens Networks, điều đó có nghĩa là toàn bộ công việc kinh doanh của Nokia sẽ được phụ thuộc vào phần mềm bản đồ kĩ thuật số và một liên doanh hợp tác với Siemens về các dịch vụ viễn thông (Nokia chỉ mới mua Navteq 4 năm trước).
Bản thành tích của Microsoft trong lĩnh vực điện thoại di động rất nghèo nàn. Microsoft đã cố chen chân vào việc sản xuất điện thoại di động bằng thương vụ mua lại Danger với cái giá 500 USD trong năm 2008. Danger, nhà sản xuất điện thoại Sidekick phổ biến đã thất bại trong việc đảo ngược vận mệnh của Microsoft trong phân khúc di động.
Việc thâu tóm mảng kinh doanh điện thoại của Nokia sẽ đi ngược lại triết lí của Microsft. Các hãng sản xuất điện thoại đối thủ sẽ không còn hào hứng sử dụng nền tảng Windows 7 nữa. Điều đó có thể biến nó thành một hệ thống khép kín, giống như của Apple. Microsoft đã kiếm được không ít những khoản tiền khổng lồ nhờ việc sử dụng một mô hình khác khi hãng cung cấp phần mềm và khiến các đối tác của hãng lo lắng về phần cứng.
Entner cho rằng thương vụ mua lại bộ phận kinh doanh điện thoại Nokia sẽ là một bước đi điên rồ của Microsoft. “Microsoft là một công ty phần mềm rất tốt”, Entner nói “Nhưng tóm lại, họ không phải là một công ty điện thoại”.
Võ Hiền
Theo Mashable