<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /?>
Tuần trước Google đã thừa nhận thu thập thông tin về vị trí từ các điện thoại Android, như vị trí GPS hiện tại, thời gian, các điểm truy cập Wi-Fi gần kề, và các mã số của thiết bị Tuy nhiên, Google khẳng định việc làm này có thể do người dùng tùy chọn, hãng không theo dõi từng cá nhân cụ thể. Người dùng có thể tắt tính năng GPS nhưng họ sẽ không được sử dụng nhiều chức năng khác về bản đồ và các dịch vụ vị trí.
Google lên tiếng khẳng định: “Người dùng được thông báo và giữ toàn quyền kiểm soát chức năng này. Việc thu thập, chia sẻ và sử dụng vị trí nhằm cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng Android. Dữ liệu về vị trí được chuyển về các server vị trí của Google đều được giữ bí mât, “vô danh” và không gắn với tên tuổi một người dùng nào”.
Đại diện của Google từ chối bình luận về đơn kiện.
Tuần trước, đơn kiện Apple đã được đệ lên bang <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /?>Florida vì tội vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Apple có vẻ như bị người dùng “ghét bỏ” vì chủ động thu thập dữ liệu người dùng mà không thông báo cho người dùng và cũng không cho phép “vô hiệu hóa” chức năng này.
Sự việc “lùm xùm” bắt đầu nổi lên từ tuần trước khi hai nhà nghiên cứu cho biết đã phát hiện ra một bí mật về việc iPhone thu thập và lưu trữ thông tin vị trí mà không có sự cho phép của người dùng, cũng như cảnh báo.
Sau 1 tuần im lặng, cuối cùng, cuối tuần qua, Apple đã chính thức lên tiếng về hành động của mình. “Quả táo cắn dở” giải thích việc thu thập dữ liệu nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu để cung cấp dịch vụ bản đồ. Tuy nhiên, ông lớn này đổ lỗi do lỗi phần mềm nên đã thu thập quá nhiều thông tin trên iPhone.
Khôi Linh
Theo CNet