Họ dùng phương pháp bắn những loạt xung cực ngắn của tia laser hồng ngoại vào một căn phòng có hơi nước bão hòa ở nhiệt độ -24oC. Những xung laser này sẽ tách các điện tử từ các nguyên tử trong không khí tạo thành các gốc hyđrôxin. Các gốc hyđrôxin sau đó sẽ chuyển đổi lưu huỳnh và nitơ điôxit trong không khí thành các hạt giúp những giọt nước lớn kết tinh xung quanh tạo thành mây.
Các nhà khoa học cũng đã thí nghiệm trên bầu trời Berlin, Đức bằng cách chiếu xung laser lên độ cao 60 m. Kết quả cho thấy mật độ và kích thước của giọt nước ngưng tụ trên bầu trời tăng vọt.
Nhóm nghiên cứu đang tối ưu hóa các bước sóng laser để có thể tạo ra những đám mây đủ lớn làm thành mưa nhân tạo
THPT (Theo Người Lao Động Online)