Ngày 8/5, Sở GD-ĐT Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi năm 2014 và triển khai công tác thi năm 2015. Trong đó trọng tâm là việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Thanh Hóa là địa điểm tổ chức thi chung của thí sinh Thanh Hóa và Ninh Bình với hai Hội đồng thi. Theo con số báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại Thanh Hóa sẽ có khoảng 45.860 thí sinh tham gia dự thi.
Tại cụm thi số 1, có 1.337 phòng thi, có khoảng 3.000 cán bộ coi thi là giáo viên Trường ĐH Hồng Đức; cán bộ, giáo viên THPT tỉnh Ninh Bình và Trường ĐH Y Hà Nội. Tại cụm thi số 2, có 15.860 thí sinh dự thi chỉ xét công nhận tốt nghiệp được tổ chức tại 34 điểm với 810 phòng thi và 2.400 cán bộ coi thi.
Đối với kỳ thi THPT quốc gia 2015, việc tổ chức đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đã được các nhà trường, các địa phương nơi có điểm thi lên phương án chuẩn bị chu đáo, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn và nghiêm túc.
Tại Hội đồng thi do Trường ĐH Hồng Đức chủ trì sẽ có nhiều thí sinh phải đi xa nên ngành giáo dục đề nghị Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với Tỉnh Đoàn Thanh Hóa, các địa phương, đơn vị trường học có địa điểm thi tổ chức khảo sát nhà trọ và hướng dẫn giới thiệu tạo điều kiện giúp đỡ các thí sinh có nơi ăn, nghỉ trong các ngày thi.
Các đơn vị đặt địa điểm thi có trách nhiệm bàn bạc với các trường có học sinh dự thi tại địa điểm mình về kế hoạch đi lại và bố trí nơi ăn, ở trong những ngày thi cho học sinh, giúp đỡ những học sinh neo đơn, không có phương tiện đi thi; không để xảy ra tình trạng học sinh do khó khăn mà không dự thi được.
Cụ thể trong đó có 9.772 thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) để lấy kết quả xét tốt nghiệp và cả tuyển sinh đại học, cao đẳng; 1.209 thí sinh ĐKDTchỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT (chủ yếu học sinh ở các trường THPT tư thục và các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Hướng nghiệp); 3.427 thí sinh ĐKDT để lấy kết quả dự tuyển sinh ĐH, CĐ (thí sinh tự do).
Thống kê thí sinh theo môn thi, có 13.778 thí sinh dự thi môn Toán; 12.305 thí sinh thi môn Ngữ Văn; Ngoại ngữ: 11.152 thí sinh; Vật lý: 8.048 thí sinh; Hóa học: 7.071 thí sinh; Địa lý: 4.013 thí sinh; hai môn Sinh học và Lịch sử có số thí sinh đăng ký dự thi thấp nhất với môn Sinh học có 3.840 thí sinh đăng ký dự thi; Lịch sử: 1.461 thí sinh.
Qua ghi nhận của PV, việc tổ chức chung cụm thi sẽ có tình trạng nhiều thí sinh phải di chuyển xa nhà, xa trường, do đó sẽ có những khó khăn đối với các thí sinh nghèo. Để các thí sinh an tâm dự thi, Ban chỉ đạo thi tỉnh Bạc Liêu cho biết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các thí sinh này với phương châm “không để thí sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ thi”.
Trong đó, tỉnh đã yêu cầu các địa phương thống kê lại số học sinh đang học lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số,… để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các em an tâm dự thi.
Qua ghi nhận của PV, huyện Hòa Bình đang cho các trường rà soát danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên đị bàn huyện để có biện pháp giúp đỡ các em. Dự kiến, huyện sẽ hỗ trợ khoảng 400.000 đồng/thí sinh.
Nhiều địa phương khác trong tỉnh Bạc Liêu cũng đang thực hiện kế hoạch hỗ trợ thí sinh khó khăn của huyện tham dự kỳ thi được thuận lợi.
Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Bạc Liêu cho biết cũng đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chuẩn bị các điều kiện, bố trí ăn ở, đi lại cho thí sinh và phụ huynh được thuận tiện nhất.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015, tỉnh Bạc Liêu thuộc cụm thi liên tỉnh (cụm số 38) với tỉnh Cà Mau được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu do Trường ĐH Bạc Liêu và Trường ĐH Y dược Cần Thơ chủ trì. Dự kiến sẽ có 23 điểm thi với khoảng trên 10.000 thí sinh tham gia dự thi. Các điểm thi được bố trí chủ yếu tại TP Bạc Liêu và các trường THPT, THCS nằm cạnh Quốc lộ 1A qua địa bàn các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình và huyện Giá Rai.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, với số lượng thí sinh như vậy, tỉnh sẽ thành lập 1 Hội đồng coi thi (HĐCT) chung. Trên cơ sở Hội đồng chung đó, dự kiến sẽ bố trí thành 8 điểm thi tại TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa và Đakrông. Riêng huyện Cam Lộ chỉ có hơn 85 thí sinh đăng ký nên không tổ chức thi tại đây mà đưa các em về TP Đông Hà dự thi.
Về phương án tổ chức thi, Hội đồng thi sẽ đánh số báo danh chung, cắt số báo danh chuyển về các điểm thi. Sau đó, thí sinh trú tại địa bàn nào sẽ tập trung về trung tâm huyện, thị và thi tại đó. Sẽ có một số địa phương có nhiều trường thành viên thì sẽ gộp chung tất cả các trường để thi tại một điểm.
Theo quan điểm của Sở GD-ĐT tỉnh, đây là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi “hai trong một” nên sẽ gặp không ít khó khăn. Về công tác tổ chức, bên cạnh việc thực hiện đúng quy chế, quy định thì phải đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, quy mô. Công tác đảm bảo đề thi, bộ máy tổ chức điểm thi, coi thi, chấm thi cũng đã được lên kế hoạch khá kỹ lưỡng.
Đối với thí sinh, việc tập trung về trung tâm cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho thí sinh ở xa. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo nơi ăn, chốn ở cho thí sinh trong suốt kỳ thi, để các em có thể yên tâm hoàn thành tốt kỳ thi.
Những thí sinh nào thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp thì sẽ dự thi tại tỉnh Quảng Trị, còn những thí sinh nào vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa lấy kết quả vào các trường đại học thì sẽ dự thi ở cụm thi chung ở Huế. Cụm thi chung này được Bộ GD-ĐT quy định cho thí sinh 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Theo đánh giá, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có điểm mới là không chỉ là xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh mà còn là căn cứ quan trọng để các trường ĐH, CĐ thực hiện công tác xét tuyển. Theo đó, kỳ thi "hai trong một" này sẽ thuận lợi cho thí sinh, vì các em sẽ thi 1 lần nhưng được dùng kết quả cho 2 lần xét tuyển là xét tuyển THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Ngoài ra, trên cơ sở 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia, các em sẽ nghiên cứu kỹ để xác định môn thi thứ tư hoặc thứ năm khi các em xác định chọn ngành để xét tuyển ĐH.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết, theo quy định của Bộ GĐ-ĐT, kỳ thi năm nay thí sinh 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sẽ được gom lại tổ chức cụm thi chung nên phần lớn thí sinh sẽ vào thi tại Huế, Sở chỉ đóng vai trò phối hợp. Tại tỉnh Quảng Trị chỉ có khoảng 3.000 thí sinh dự thi.
Cho đến thời điểm hiện nay, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi cũng đã được Sở GD-ĐT lên kế hoạch khá kỹ lưỡng. Trước đó, khi có chủ trương tổ chức kỳ thi quốc gia, Sở cũng đã phổ biến các trường đẩy mạnh hoạt động ôn tập cho các em. Bên cạnh đó, Sở cũng đã họp để thông báo, phổ biến quy chế thi đến các trường, phụ huynh và thí sinh nắm bắt.
Việc quán triệt quy chế thi khá quan trọng, bởi vì lần đầu tổ chức kỳ thi quốc gia nên thí sinh sẽ gặp lúng túng trong việc chọn trường, chọn môn thi... Ngoài các môn thi bắt buộc, thí sinh có quyền lựa chọn môn thi tùy theo khả năng và mục tiêu của mình.
Ông Thắm cũng cho biết, công tác phối hợp với các ban, ngành liên quan, công tác chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất và những công việc liên quan phục vụ kỳ thi cũng đã được lên phương án rất kỹ.