Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Lượng sức để chọn trường

Cập nhật 27/02/2013 - 03:59:06 PM (GMT+7)

Nếu biết tự lượng sức mình, thí sinh có nhiều hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT

Kết quả tuyển sinh các năm cho thấy những thí sinh (TS) thi đến lần thứ hai, thứ ba (TS tự do) thường có tỉ lệ thành công thấp hơn so với TS vừa tốt nghiệp THPT. Bình quân từ năm 2010-2012, tỉ lệ TS tự do đạt điểm dưới sàn trên TS tự do đạt điểm sàn là 2,2; con số này là 1,9 đối với TS vừa tốt nghiệp THPT.


Đi din Bộ Chỉ huy Quân sự tnh Bình Thun trả li thc mc ca thí sinh 
ti mt bui tư vn tuyển sinh năm 2012.

TS có thể tự xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau:

Bước 1: Xác định khối thi nổi trội nhất

Việc chọn ngành nghề theo sở thích nghề nghiệp còn tùy thuộc sức học của TS. Sức học có thể được đo lường dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT. Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, A1, B, C, D với các môn thi văn hóa tương ứng: toán, lý, hóa; toán, lý, Anh văn; toán, hóa, sinh; văn, sử, địa; toán, văn, ngoại ngữ. TS có thể căn cứ kết quả học tập THPT của các môn nói trên để tự xác định 2  khối thi nổi trội nhất.

Để xác định, đầu tiên TS phải tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng ĐTB năm học của từng môn ở cả 3 năm lớp 10, 11 và 12. Do đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 nên điểm của lớp 12 cần được xem xét quan trọng hơn bằng cách nhân hệ số. Nếu TS chọn hệ số 2 cho điểm của lớp 12, khi tính ĐTB năm học của một môn nào, TS sẽ lấy tổng điểm của môn đó (sau khi đã nhân hệ số 2 cho điểm năm lớp 12) chia cho 4. Cộng ĐTB 3 môn TS sẽ được điểm học tập của khối. Ví dụ ĐTB môn toán = (ĐTB năm học môn toán lớp 10 + ĐTB năm học môn toán lớp 11 + ĐTB năm học môn toán lớp 12 x 2)/4. ĐTB môn toán: (9,7 + 9,0 + 8,9 × 2)/4 = 9,1; ĐTB môn hóa: (8,4 + 8,0 + 8,3 × 2)/4 = 8,25; ĐTB môn sinh: (8,0 + 8,4 + 8,0 × 2)/4 = 8,1. Như vậy, điểm học tập khối B sẽ là: 9,1 + 8,3 + 8,1 = 25,5 điểm.

Bước 2: Xác định khả năng tự làm bài thi

TS có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh của khối thi tương ứng, gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý của người làm bài thi... Do vậy, TS có thể tự ước đoán hệ số T hoặc có thể tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà thí sinh dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật.

Chẳng hạn, khối A, B là 2 khối mà TS có ĐTB khối cao nhất. TS sẽ tính hệ số T của 2 khối này bằng cách lấy kết quả làm bài của 3 môn thi chia cho 30 (công thức: TA = (kết quả làm bài thi môn toán + môn lý + môn hóa)/30 hoặc TB = (kết quả làm bài thi môn toán + môn sinh + môn hóa)/30). Ví dụ, TS thử làm đề thi tuyển sinh năm 2009 của 3 môn khối B là 21 điểm, nghĩa là hệ số T khối B của TS sẽ là: 21/30 = 0,7.

Bước 3: Ước đoán kết quả thi ĐH

Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, TS bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với T. Ví dụ, với điểm học tập khối B của TS là 25,5 điểm và hệ số T là 0,7; điểm ước đạt của bạn là 25,5 x 0,7 = 17,8 điểm.

Tiếp theo TS tìm những ngành phù hợp với nguyện vọng và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình. Lưu ý thêm các thông tin về điểm trung bình của các TS đạt từ điểm sàn trở lên theo khối ở các trường có tổ chức thi; lưu ý về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi. Như vậy, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.


Giới Thiệu STU