Giới thiệu chung
Thị trường cạnh tranh gây nhiều rủi ro trong kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ thị trường, luôn tạo ra những sản phẩm khác biệt, đưa ra những chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm… và để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Tất cả những công việc trên, được giao trọng trách cho Bộ phận tiếp thị (Marketing).
Công việc của chuyên viên marketing
- Nghiên cứu và dự báo xu hướng của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động marketing của doanh nghiệp;
- Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng;
- Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá bán sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…);
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại, tổ chức sự kiện v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình đã thực hiện.
- Nghiên cứu và theo dõi đối thủ cạnh tranh, đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh;
- Nghiên cứu hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đưa ra những giải pháp chăm sóc khách hàng tối ưu nhất;
- Thiết kế các kênh phân phối hiệu quả;
Môi trường công việc
Chuyên viên Marketing thường làm việc trong các môi trường năng động, luôn luôn tiếp cận thị trường. Thỉnh thoảng, chuyên viên Marketing đòi hỏi phải làm việc với áp lực cao để hoàn thành các công việc đề ra đúng thời hạn, những công việc đó thường mang tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những tố chất cần thiết
- Sáng tạo;
- Năng động;
- Kỹ năng giao tiếp
Triển vọng nghề nghiệp
- Nghề Marketing rất có nhiều triển vọng thăng tiến và có thu nhập cao. Tuy nhiên, đòi hỏi Chuyên viên Marketing phải luôn sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, gia tăng doanh thu bán hàng.
- Theo thống kê mới nhất, có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng làm việc tại bộ phận marketing.