Chưa mừng vì trúng tuyển ĐH, CĐ, nhiều tân sinh viên, phụ huynh đã khóc ròng vì mức học phí của trường tăng vọt. Bên cạnh đó, những suất học bổng tổng trị giá hàng tỉ đồng mà các trường tung ra, TS cũng chẳng dễ gì với tới.
Phụ huynh, thí sinh "méo mặt" vì học phí các trường ngoài công lập quá cao (ảnh minh họa). Ảnh: K.A
Học phí cao: TS đi không được, ở chẳng xong!
Vừa qua, nhiều phụ huynh đã đến cơ quan đại diện của Bộ GDĐT để xin đổi giấy báo nhập học của trường trúng tuyển NV1 sang giấy chứng nhận kết quả thi ĐH để xét tuyển vào trường khác. Bà N.T.Thu, lặn lội từ Bến Tre lên TPHCM với mục đích đổi trường cho con trai. Con trai bà thi đậu vào Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, sau khi lên nhập học mới tá hỏa vì học phí cao chóng mặt. Bà Thu bộc bạch: “Mặc dù biết là trường ngoài công lập học phí cao, nhưng không ngờ lại cao đến vậy. Năm 2009, học phí chỉ có 330.000 đồng/1 tín chỉ, nhưng năm nay tăng lên 430.000 đồng/1 tín chỉ, sinh viên năm nhất phải đóng 460.000 đồng/1 tín chỉ. Con tôi học công nghệ thông tin nên bị phụ thu thêm khoản 10% học phí. Học phí cao quá, gia đình tôi kham không nổi”.
Tương tự, các tân sinh viên của các trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Duy Tân, ĐH Võ Trường Toản... cũng chóng mặt vì học phí cao. Ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Võ Trường Toản với học phí 40 triệu đồng/năm, ngành dược của ĐH Duy Tân là 20 triệu đồng/năm... Bất chấp quy định của Bộ GDĐT là các trường ngoài công lập phải công khai học phí, nhưng trên trang web của trường, cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” lại không có thông tin về học phí, mà thông tin về học phí chỉ xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của bộ, nên TS chỉ biết được số tiền phải đóng khi lên trường nhập học. Đơn cử, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố học phí chung ĐH là 14,4 triệu đồng/năm, CĐ là 10,7 triệu đồng/năm, nhưng thực tế một số ngành có học phí cao hơn. Ví dụ ngành điều dưỡng đa khoa 14,8 triệu đồng/năm, dược sĩ 15,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nếu TS cứ dựa vào học phí năm 2011 của trường từ 7-12,9 triệu đồng/năm thì năm học 2012 sẽ tá hỏa vì học phí tăng cho nên TS, phụ huynh phải tìm cách chuyển trường, dù TS đã trúng tuyển NV1. Tuy nhiên, theo quy định của bộ thì một khi TS đã trúng tuyển NV1 rồi thì không được xét tuyển vào trường khác nữa. Nếu đã đỗ NV1 rồi thì TS sẽ không được cấp giấy báo điểm để xét tuyển NV2. “Các trường hợp trên, TS chỉ có thể liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường xem trường có giải quyết hay không thôi” - một chuyên viên tư vấn của cơ quan đại diện Bộ GDĐT cho biết.
Học bổng như đánh đố
Học phí cao, để bù lại, các trường ngoài công lập thường đưa ra những học bổng khủng, tổng giá trị lên đến vài tỉ đồng để hút TS. Tuy nhiên, các tiêu chí xét tuyển học bổng hết sức ngặt nghèo, TS khó lòng mà với tới. Tân sinh viên N.T.Trúc - ĐH Nguyễn Tất Thành - cho biết: “Học bổng của trường như đánh đố TS, 5 tỉ đồng của trường chắc còn nguyên, bởi chỉ xét tiêu chí TS thi đầu vào phải đạt 22 điểm thì chẳng có TS nào được, vì thủ khoa của trường chỉ đạt 20,5 điểm”. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, trong khi không tổ chức thi mà xét tuyển dựa trên kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ, chỉ cần TS có điểm thi bằng điểm sàn thì TS có thể nộp hồ sơ xét tuyển, nhưng tiêu chí xét học bổng của trường mới hết sức sốc. Mức học bổng của trường cao đến gần 500 triệu đồng, nhưng điểm thi phải đạt 26 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và có kết quả học tập 3 năm THPT đạt từ 9,5 trở lên, đồng thời có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Hoa Kỳ không quá 2 năm... Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng chỉ xét tuyển TS ở mức điểm sàn trở lên, tuy nhiên tiêu chí xét học bổng của trường phải đạt 26 hoặc 21 điểm đầu vào...
Trong khi các trường giải thích, đề ra tiêu chuẩn xét duyệt cấp học bổng như vậy để tìm ra những TS thật sự xuất sắc, thì TS bức xúc cho rằng: “Các trường đánh đố TS thì có, năm nào cũng nghe các trường thông báo tặng học bổng giá trị, nghe đến phát ớn, bởi biết chắc hiếm có TS nào đạt chuẩn”.
Vừa qua, nhiều phụ huynh đã đến cơ quan đại diện của Bộ GDĐT để xin đổi giấy báo nhập học của trường trúng tuyển NV1 sang giấy chứng nhận kết quả thi ĐH để xét tuyển vào trường khác. Bà N.T.Thu, lặn lội từ Bến Tre lên TPHCM với mục đích đổi trường cho con trai. Con trai bà thi đậu vào Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, sau khi lên nhập học mới tá hỏa vì học phí cao chóng mặt. Bà Thu bộc bạch: “Mặc dù biết là trường ngoài công lập học phí cao, nhưng không ngờ lại cao đến vậy. Năm 2009, học phí chỉ có 330.000 đồng/1 tín chỉ, nhưng năm nay tăng lên 430.000 đồng/1 tín chỉ, sinh viên năm nhất phải đóng 460.000 đồng/1 tín chỉ. Con tôi học công nghệ thông tin nên bị phụ thu thêm khoản 10% học phí. Học phí cao quá, gia đình tôi kham không nổi”.
Tương tự, các tân sinh viên của các trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Duy Tân, ĐH Võ Trường Toản... cũng chóng mặt vì học phí cao. Ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Võ Trường Toản với học phí 40 triệu đồng/năm, ngành dược của ĐH Duy Tân là 20 triệu đồng/năm... Bất chấp quy định của Bộ GDĐT là các trường ngoài công lập phải công khai học phí, nhưng trên trang web của trường, cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” lại không có thông tin về học phí, mà thông tin về học phí chỉ xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của bộ, nên TS chỉ biết được số tiền phải đóng khi lên trường nhập học. Đơn cử, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố học phí chung ĐH là 14,4 triệu đồng/năm, CĐ là 10,7 triệu đồng/năm, nhưng thực tế một số ngành có học phí cao hơn. Ví dụ ngành điều dưỡng đa khoa 14,8 triệu đồng/năm, dược sĩ 15,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nếu TS cứ dựa vào học phí năm 2011 của trường từ 7-12,9 triệu đồng/năm thì năm học 2012 sẽ tá hỏa vì học phí tăng cho nên TS, phụ huynh phải tìm cách chuyển trường, dù TS đã trúng tuyển NV1. Tuy nhiên, theo quy định của bộ thì một khi TS đã trúng tuyển NV1 rồi thì không được xét tuyển vào trường khác nữa. Nếu đã đỗ NV1 rồi thì TS sẽ không được cấp giấy báo điểm để xét tuyển NV2. “Các trường hợp trên, TS chỉ có thể liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường xem trường có giải quyết hay không thôi” - một chuyên viên tư vấn của cơ quan đại diện Bộ GDĐT cho biết.
Học bổng như đánh đố
Học phí cao, để bù lại, các trường ngoài công lập thường đưa ra những học bổng khủng, tổng giá trị lên đến vài tỉ đồng để hút TS. Tuy nhiên, các tiêu chí xét tuyển học bổng hết sức ngặt nghèo, TS khó lòng mà với tới. Tân sinh viên N.T.Trúc - ĐH Nguyễn Tất Thành - cho biết: “Học bổng của trường như đánh đố TS, 5 tỉ đồng của trường chắc còn nguyên, bởi chỉ xét tiêu chí TS thi đầu vào phải đạt 22 điểm thì chẳng có TS nào được, vì thủ khoa của trường chỉ đạt 20,5 điểm”. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, trong khi không tổ chức thi mà xét tuyển dựa trên kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ, chỉ cần TS có điểm thi bằng điểm sàn thì TS có thể nộp hồ sơ xét tuyển, nhưng tiêu chí xét học bổng của trường mới hết sức sốc. Mức học bổng của trường cao đến gần 500 triệu đồng, nhưng điểm thi phải đạt 26 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và có kết quả học tập 3 năm THPT đạt từ 9,5 trở lên, đồng thời có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Hoa Kỳ không quá 2 năm... Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng chỉ xét tuyển TS ở mức điểm sàn trở lên, tuy nhiên tiêu chí xét học bổng của trường phải đạt 26 hoặc 21 điểm đầu vào...
Trong khi các trường giải thích, đề ra tiêu chuẩn xét duyệt cấp học bổng như vậy để tìm ra những TS thật sự xuất sắc, thì TS bức xúc cho rằng: “Các trường đánh đố TS thì có, năm nào cũng nghe các trường thông báo tặng học bổng giá trị, nghe đến phát ớn, bởi biết chắc hiếm có TS nào đạt chuẩn”.