Nhiều trường ĐH Ở Việt Nam triển khai chương trình trao đổi sinh viên với các trường đối tác nước ngoài. Đây là cơ hội quý giá để sinh viên được du học ngắn hạn miễn phí.
Chuyên môn giỏi, ngoại ngữ vững
Nguyễn Thị Diễm My là một trong số ít sinh viên Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) được chọn lựa tham gia chương trình trao đổi sinh viên năm cuối tại Trường ĐH Umea (Thụy Điển). Hoàn thành chương trình học, Diễm My được Trường ĐH Umea cấp bằng tốt nghiệp tháng 7 vừa qua. Diễm My cho biết: điều kiện để tham gia chương trình: “Chỉ cần đạt điểm trung bình chung học tập trên 7,0 (thang điểm 10) và đạt điểm tốt trong rèn luyện. Tuy nhiên, chìa khóa quan trọng nhất để tham gia chương trình này chính là ngoại ngữ”. Diễm My nói thêm: “Sẽ có rất nhiều sinh viên đủ điểu kiện về điểm số chuyên môn để đăng ký tham gia dự tuyển vào chương trình này, nhưng không nhiều người có khả năng đáp ứng về ngoại ngữ. Thông thường, chương trình không yêu cầu quá khắt khe về một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, mà kiểm tra thông qua kỳ phỏng vấn trực tiếp từ nhà trường đủ để đảm bảo sinh viên có thể theo đuổi việc học tập và sinh sống một mình tại nước ngoài”.
Cũng tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Trường ĐH Sunmoon (Hàn Quốc), Phương Tâm - cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: “Thông tin về chương trình trao đổi sinh viên sẽ do nhà trường thông báo, sinh viên phải thường xuyên theo dõi trên trang thông tin của trường, khoa. Nếu cảm thấy đủ điều kiện thì nộp hồ sơ dự tuyển. Nếu lọt qua vòng kiểm tra hồ sơ thì sẽ được mời tham gia kỳ kiểm tra tiếng Anh như thi viết, nói trực tiếp”. Về kỳ kiểm tra tiếng Anh, Phương Tâm lưu ý: “Dù là bài kiểm tra viết hay nói, điều quan trọng nhất mình cần thể hiện ra chính là sự am hiểu của mình về chương trình đó, mục tiêu để tham gia chương trình là gì, mong muốn đạt được gì và sẽ sử dụng những điều đã học vào việc gì sau này. Nếu thể hiện tốt điểm này thì cơ hội để tham gia chương trình sẽ rất lớn”.
Bước ra thế giới
Được tham dự chương trình trao đổi sinh viên này là mơ ước của hầu hết sinh viên, bởi cơ hội học hỏi, mở mang kiến thức rất nhiều. Diễm My bày tỏ: “Học tập trong một ngôi trường nước ngoài là điều mong ước từ trước khi mình vào ĐH. Cho đến khi được trải nghiệm một năm học tại Thụy Điển, với mình là bước sang một thế giới hoàn toàn mới. Nơi đó, mình được học hỏi thêm rất nhiều về kiến thức, quan trọng hơn đây sẽ là môi trường cực kỳ thuận tiện để trau dồi ngoại ngữ”.
Nhớ về kinh nghiệm lần đầu sống trong môi trường văn hóa khác biệt, Diễm My nhắn nhủ: “Khi đến một đất nước với nền văn hóa xa lạ, cần chuẩn bị kỹ trước đó về kiến thức về hành trang văn hóa để không bị lạc lõng giữa thế giới của họ, ví dụ như văn hóa xếp hàng. Bởi lẽ, khi mình đi ra nước ngoài thì bản thân mình không còn đại diện cho cá nhân, mà còn cho văn hóa của một nước nên rất cần chú ý về ứng xử. Hoặc đôi khi sự chuẩn bị trước về một cuộc sống khắc nghiệt về thời tiết với mùa đông lạnh giá tới -30 độ C”.
Chương trình trao đổi sinh viên
Chương trình này có ở nhiều nước trên thế giới và dần được biết đến nhiều ở Việt Nam. Theo đó, sinh viên sẽ có cơ hội học tập, thực tập ở một nước khác trong một thời gian ngắn.
Thông thường, chương trình trao đổi sinh viên này sẽ kéo dài một học kỳ hoặc một năm. Khi tham gia chương trình, tùy theo từng trường đối tác mà sinh viên sẽ được miễn học phí, ưu tiên hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá hoặc hỗ trợ tìm chỗ ở ngoài ký túc xá với chi phí thấp, được cấp học bổng, và nếu có nhu cầu sẽ được chuyển đổi tín chỉ để nhận bằng tốt nghiệp của trường đối tác. Hiện chương trình này đang được triển khai tại nhiều trường như: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Hoa Sen...
Nguyễn Thị Diễm My là một trong số ít sinh viên Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) được chọn lựa tham gia chương trình trao đổi sinh viên năm cuối tại Trường ĐH Umea (Thụy Điển). Hoàn thành chương trình học, Diễm My được Trường ĐH Umea cấp bằng tốt nghiệp tháng 7 vừa qua. Diễm My cho biết: điều kiện để tham gia chương trình: “Chỉ cần đạt điểm trung bình chung học tập trên 7,0 (thang điểm 10) và đạt điểm tốt trong rèn luyện. Tuy nhiên, chìa khóa quan trọng nhất để tham gia chương trình này chính là ngoại ngữ”. Diễm My nói thêm: “Sẽ có rất nhiều sinh viên đủ điểu kiện về điểm số chuyên môn để đăng ký tham gia dự tuyển vào chương trình này, nhưng không nhiều người có khả năng đáp ứng về ngoại ngữ. Thông thường, chương trình không yêu cầu quá khắt khe về một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, mà kiểm tra thông qua kỳ phỏng vấn trực tiếp từ nhà trường đủ để đảm bảo sinh viên có thể theo đuổi việc học tập và sinh sống một mình tại nước ngoài”.
Cũng tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Trường ĐH Sunmoon (Hàn Quốc), Phương Tâm - cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: “Thông tin về chương trình trao đổi sinh viên sẽ do nhà trường thông báo, sinh viên phải thường xuyên theo dõi trên trang thông tin của trường, khoa. Nếu cảm thấy đủ điều kiện thì nộp hồ sơ dự tuyển. Nếu lọt qua vòng kiểm tra hồ sơ thì sẽ được mời tham gia kỳ kiểm tra tiếng Anh như thi viết, nói trực tiếp”. Về kỳ kiểm tra tiếng Anh, Phương Tâm lưu ý: “Dù là bài kiểm tra viết hay nói, điều quan trọng nhất mình cần thể hiện ra chính là sự am hiểu của mình về chương trình đó, mục tiêu để tham gia chương trình là gì, mong muốn đạt được gì và sẽ sử dụng những điều đã học vào việc gì sau này. Nếu thể hiện tốt điểm này thì cơ hội để tham gia chương trình sẽ rất lớn”.
Bước ra thế giới
Được tham dự chương trình trao đổi sinh viên này là mơ ước của hầu hết sinh viên, bởi cơ hội học hỏi, mở mang kiến thức rất nhiều. Diễm My bày tỏ: “Học tập trong một ngôi trường nước ngoài là điều mong ước từ trước khi mình vào ĐH. Cho đến khi được trải nghiệm một năm học tại Thụy Điển, với mình là bước sang một thế giới hoàn toàn mới. Nơi đó, mình được học hỏi thêm rất nhiều về kiến thức, quan trọng hơn đây sẽ là môi trường cực kỳ thuận tiện để trau dồi ngoại ngữ”.
Nhớ về kinh nghiệm lần đầu sống trong môi trường văn hóa khác biệt, Diễm My nhắn nhủ: “Khi đến một đất nước với nền văn hóa xa lạ, cần chuẩn bị kỹ trước đó về kiến thức về hành trang văn hóa để không bị lạc lõng giữa thế giới của họ, ví dụ như văn hóa xếp hàng. Bởi lẽ, khi mình đi ra nước ngoài thì bản thân mình không còn đại diện cho cá nhân, mà còn cho văn hóa của một nước nên rất cần chú ý về ứng xử. Hoặc đôi khi sự chuẩn bị trước về một cuộc sống khắc nghiệt về thời tiết với mùa đông lạnh giá tới -30 độ C”.
Chương trình trao đổi sinh viên
Chương trình này có ở nhiều nước trên thế giới và dần được biết đến nhiều ở Việt Nam. Theo đó, sinh viên sẽ có cơ hội học tập, thực tập ở một nước khác trong một thời gian ngắn.
Thông thường, chương trình trao đổi sinh viên này sẽ kéo dài một học kỳ hoặc một năm. Khi tham gia chương trình, tùy theo từng trường đối tác mà sinh viên sẽ được miễn học phí, ưu tiên hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá hoặc hỗ trợ tìm chỗ ở ngoài ký túc xá với chi phí thấp, được cấp học bổng, và nếu có nhu cầu sẽ được chuyển đổi tín chỉ để nhận bằng tốt nghiệp của trường đối tác. Hiện chương trình này đang được triển khai tại nhiều trường như: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Hoa Sen...
(Theo Báo Thanh Niên)