Mã Trường

Mã Trường

Tin Tức

Những sinh vật biển kỳ dị

Cập nhật 22/03/2010 - 10:01:25 AM (GMT+7)
Đại dương bao la luôn ẩn chứa trong lòng nó biết bao điều kỳ diệu, và cũng không thiếu những thứ kỳ dị.

 

 

Leafy sea dragon (tạm dịch rồng lá) là một trong số rất ít các sinh vật biển có bộ phận ngụy trang gắn liền trên cơ thể. Những chiếc lá nhỏ đẩy con vật trôi nhẹ nhàng đến nỗi chúng ta cứ tưởng mình đang quan sát một nhánh rong biển trôi lềnh bềnh. 

 

 

Longhorn cowfish (tạm dịch cá bò sừng) di chuyển nhẹ nhàng bồng bềnh như một chiếc tàu đệm không khí. Tuy nhiên chúng không đáng yêu như vẻ ngoài và cái tên của chúng. Da của chúng tiết ra một độc tố làm cho thịt của chúng có thể gây chết người nếu ăn phải. Khi bị bắt chúng phát ra tiếng kêu ủn ỉn rất đặc trưng.

 

 

Ngoài hình dạng đáng yêu, loài Axolotl còn có khả năng phụ hồi các chi bị đứt của chúng. Một điều thú vị nữa là chúng luôn luôn duy trì hình dạng giống như ấu trùng này, ngay cả ở giai đoạn trưởng thành, có khả năng sinh sản – điều này giống như là việc “em bé lại sinh em bé” vậy.

 

 

Loài mực ống Vampire squid có một cái áo giáp hoàn hảo làm từ các xúc tu được nối với nhau bởi một lớp màng chắc chắn. Những cái màng này giúp con vật di chuyển nhanh như dơi bay dưới nước. Loài vật này cũng có khả năng cuộn tròn và phát ra ánh sáng nhấp nháy để dụ con mồi. 

 

 

Loài cá Viperfish có kích thước khoảng 1 cây gậy bóng chày. Răng chúng to đến nỗi cái miệng của chúng không đủ chỗ cho những cái răng dài và nhọn, vì thế chúng phải chỉa lên trên. Trên đỉnh đầu của loài cá này có một chiếc ăngten, nó nhấp nháy phát sáng để dụ con mồi.

 

 

Có thể nói mà không ngần ngại rằng loại cá vảy chân (anglerfish) là một loài cá rất xấu. Răng của chúng to, nhọn, và lởm chởm. Thật tình thì từ “kỳ lạ” chỉ là một cách nói hoa mỹ cho một vẻ ngoài kinh dị.

 

 

Frilled shark (tạm dịch “cá mập diềm”). Hình dạng của chúng trông không giống với những loài cá mập mà bạn từng biết. Chúng cũng thường bị nhầm lẫn với loài lươn. Điểm duy nhất để phân biệt chúng là 6 khe mang – dấu hiệu đặc trưng của những “Thiên thần của địa ngục”. Một điều lạ khác là loài cá này dường như trở về từ cõi chết. Chúng được cho là đã tuyệt chủng (dựa vào những hóa thạch được tìm thấy của chúng). Vào năm 2007 lần đầu tiên người ta mới phát hiện một con frilled shark còn sống đang “tắm” gần bờ biển.

 

 

Cá tròn (blobfish) có lẽ là loài “cá” có hình dáng gớm ghiếc và cách sinh hoạt lạ lùng nhất dưới biển. Chúng quả là lười biếng y như hình dạng của chúng. Hiếm khi nào chúng cử động để tiêu hao bớt tí năng lượng nào, ngay cả cho việc ăn. Chúng chỉ nuốt đại bất cứ thứ gì trôi ngang qua miệng chúng.

 

 

Loài Octopus Squid Dana phát ra ánh sáng để thôi miên con mồi của chúng nhằm đánh lạc hướng kẻ tội nghiệp, sau đó thì tóm gọn con mồi.

THPT (Theo Đỗ Quyên - Discovery)


Giới Thiệu STU