Mã Trường

Mã Trường

Học - Thi -Tuyển sinh

Ôn thi tốt nghiệp THPT Sinh học: Bí quyết giải bài tập Di truyền học quần thể.

Cập nhật 11/06/2021 - 04:42:28 PM (GMT+7)

GD&TĐ - Cô giáo Tống Thị Thúy Hảo, GV môn Sinh học, Trường THPT Phạm Phú Thứ (TP Đà Nẵng) nhận xét, chuyên đề Di truyền học quần thể không khó, dễ lấy điểm đối nhưng nhiều HS hay gặp phải lỗi cơ bản nên dễ mất điểm.

Để học chuyên đề Di truyền học quần thể một cách hiệu quả, theo cô giáo Tống Thị Thúy Hảo, HS chỉ cần làm đúng các bước sau:

- B1:  Hs cần hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy chi tiết để có thể dễ dàng hình dung các kiến thức trọng tâm của chương

- B2: Hệ thống kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết.

  + B1:  Làm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo từng phần kiến thức

  + B2: Làm câu hỏi trắc nghiệm trên các đề thi.

- B3: Làm bài tập:

+ Đối với phần này bài tập gồm phần tính tần số alen, phần tính tỉ lệ các kiểu gen, kiểu hình ở đời sau. Khó khăn của học sinh là cần xác định đúng dạng bài tập. Vì vậy, HS cần nắm công thức cơ bản của từng dạng:

Công thức tính tần số alen, tần số kiểu gen

* Tần số alen:

- Là tỉ lệ các alen đó trên tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

 


* Tần số kiểu gen của quần thể: 

- Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.


Công thức tính tỉ lệ kiểu gen của trường hợp tự phối, ngẫu phối.

 

A . Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự phối là:

+ Khi P: 100% Aa. Tần số KG

 


B . Công thức đối với quần thể ngẫu phối:

- Quần thể được gọi là đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen khi có:

 


- Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì ta có: p2AA + 2 pqAa+ q2aa = 1 (p+q =1).

- Trong trường hợp quần thể có chọn lọc đào thải thể đồng hợp lặn aa, ở thế hệ Fn:

Với P: xAA: y Aa.

 


Theo lời khuyên của cô Hảo, khi ôn tập, HS nên tiến hành làm bài tập từng dạng từ mức độ dễ đến khó. Theo đó, "HS cần nắm được 1 số khái niệm cơ bản như: Tần số alen là gì? Tần số kiểu gen là gì? Thế nào là tự phối, ngẫu phối? Quần thể cân bằng là gì? Điều kiện của định luật Hacdi- Van bec.? Đặc điểm của quần thể tự phối, ngẫu phối? Phần này, các em nên thể hiện rõ trong sơ đồ tư duy để dễ học.

Sau khi đã xác định đúng dạng hs tiến hành áp dụng công thức để làm.

Cô giáo Tống Thị Thúy Hảo cũng chỉ ra một số lỗi hay mắc phải của HS khi làm những bài tập của phần Di truyền học quần thể: "HS không đọc kĩ đề, không phân tích kĩ đề hoặc đôi khi thấy đề dài đã lúng túng nên dẫn đến không áp dụng công thức đúng. Do đó, cần bình tĩnh, gạch chân các cụm từ cần lưu ý trong đề để hs có thể nhận diện dạng bài tập đúng. Vd: các từ “ tự phối”, “ ngẫu phối”, “ cho giao phối ngẫu nhiên”, “ quần thể tự phối bắt buộc”,…"

Một trường hợp nữa, HS cũng hay sai đó là đối với phần bài tập chỉ cho 1 phần đời sau tiếp tục lai rồi yêu cầu xác định tỉ lệ đời con. Ở dạng này nhiều em mắc phải lỗi là không chia lại tỉ lệ kiểu gen ở F1 trước khi cho lai tạo F2.

VD:  ở F1 tạo ra ¼ AA: 2/4 Aa: ¼ aa. Tỉ lệ kiểu hình là ¾ đỏ: ¼ trắng. Đề cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, yêu cầu xác định tỉ lệ đời con. ( Hoặc trường hợp cho cá thể kiểu gen aa bị chết hoặc không sinh sản. ) Trước khi xác định F2 cần chia lại tỉ lệ kiểu gen F1 tham gia lai tiếp là 1/3 AA: 2/3 Aa.

Chuyên đề Di truyền học quần thể có một số dạng nâng cao như Bài tập tính xác suất và Bài tập vừa có tự phối vừa ngẫu phối. 

Theo cô Hảo, với bài tập tính xác suất, HS cần nắm thêm công thức về tổ hợp, chỉnh hợp. 

Với bài tập vừa có tự phối vừa ngẫu phối, cần xác định thế hệ nào tự phối, thế hệ nào ngẫu phối.  Đối với tự phối thì áp dụng công thức còn đối với ngẫu phối khi tiếp tục cho lai ta cần: Xác định tỉ lệ tất cả các kiểu gen của hai bên bố mẹ tham gia lai; Xác định tần số alen của từng bên rồi cho lai với nhau.

(Theo báo Giáo dục & Thời đại).


Giới Thiệu STU