Với đà phát triển của xã hội theo hướng công nghệ hiện đại thì bên cạnh các ngành khác thuộc nhóm công nghệ, ngành công nghệ thông tin vẫn luôn là một ngành được lựa chọn nhiều nhất và được xem là ngành học “chưa bao giờ lỗi thời”, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
1. Ngành Công nghệ Thông tin (Tin học) là gì?
- Là ngành học về việc sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
- Với đà phát triển của xã hội theo hướng công nghệ hiện đại thì bên cạnh các ngành khác thuộc nhóm công nghệ, ngành công nghệ thông tin vẫn luôn là một ngành được lựa chọn nhiều nhất và được xem là ngành học “chưa bao giờ lỗi thời”, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Bạn được đào tạo những gì khi học Công nghệ thông tin?
- Tổ chức cấu trúc máy tính
- Kỹ thuật lập trình
- Cấu trúc dữ liệu và nhập giải
- Web và ứng dụng
- Quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu
- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
- ........
3. Sau tốt nghiệp, bạn có thể làm gì?
- Khai thác thành thạo các phần mềm thông dụng và chuyên dụng
- Có khả năng tự xây dựng các phần mềm cỡ nhỏ hay thi công (lập trình) một phân hệ của phần mềm cỡ vừa đã được thiết kế sẵn
- Khả năng tham gia vào một số vai trò nhất định trong các dự án phát triển phần mềm dưới sự lãnh đạo của trưởng đề án.
- Phân tích thiết kế cũng như thi công (lập trình) các phần mềm cỡ vừa và nhỏ.
- Khả năng làm trưởng các đề án phần mềm cỡ vừa hay tham gia vào một số vai trò nhất định trong các dự án phần mềm lớn
- Năng lực tự học để xây dựng và phát triển các phần mềm thông dụng, có thể được đào tạo nhanh để tham gia vào các đề án chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đặc thù nào đó của công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm
4. Cơ hội nghề nghiệp cho người học ngành Công nghệ thông tin:
Đối với ngành Công nghệ thông tin, sau khi tốt nghiệp Sinh viên có rất nhiều cơ hội làm việc:
- Tại tất cả các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp; Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng
- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty
- Làm việc cho cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...
- Trở thành giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
5. Những trường đại học đào tạo Ngành Công nghệ Thông tin bạn có thể tham khảo:
- ĐH Bách Khoa- ĐH Quốc gia Tp. HCM
- ĐH Ngân hàng Tp. HCM
- ĐH Công nghệ thông tin- ĐH Quốc gia Tp. HCM
- ĐH Quốc tế- ĐH Quốc gia Tp. HCM
- ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Tp. HCM
- ĐH Công nghệ Sài Gòn
- …..
6. Lý do chọn Ngành Công nghệ Thông tin của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn?
- Ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn được đánh giá là một trong 3 ngành đào tạo mũi nhọn.
- Những cựu sinh viên Công nghệ thông tin của STU hiện đang có mặt tại những nơi làm việc uy tín trên khắp cả nước.
- Đội ngũ giảng viên giỏi được mời từ các trường Đại học có thế mạnh về CNTT như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên… và nhiều giảng viên có trình độ Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ trực tiếp giảng dạy.
- Tài liệu giảng dạy được nghiên cứu, tham khảo và cập nhật từ các trường ĐH lớn trên thế giới và từ các nhà xuất bản lớn như: McgrawHill, Prentice Hall...
- Cơ sở vật chất: Trung tâm Máy tính thuộc Khoa CNTT gồm 09 phòng máy tính với khoảng 350 máy tính được kết nối mạng và có thể truy cập Internet. Hệ thống máy tính được trang bị hiện đại được cài đặt và vận hành các phần mềm, ứng dụng tiên tiến phục vụ cho công việc học tập của Sinh viên
- Nhiều chương trình văn nghệ, các cuộc thi mang tính giải trí lẫn học thuật nhằm giúp Sinh viên ôn tập, nâng cao kiến thức một cách thiết thực và thoải mái nhất.
7. Tố chất nào phù hợp với ngành Công nghệ thông tin?
- Yêu thích những gì có liên quan tới công nghệ và thông tin
- Luôn hứng thú, tiếp cận nhanh với những công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin
- Tính ham học hỏi, tìm tòi, mài mò những cái mới
- Tính kiên trì, nhẫn nại
- Tư duy logic, sáng tạo