Năm nay, số trường tổ chức thi cao đẳng là 135 trường, tăng 11 trường so với năm 2012, trong khi số thí sinh dự thi lại giảm khoảng 30.000 em. Lượng thí sinh giảm sút khiến không ít trường đứng ngồi không yên vì lo thiếu sinh viên.
Thí sinh thiếu mặn mà
Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng mới nhất của Bộ GD-ĐT, học sinh hệ trung cấp và sinh viên hệ cao đẳng chưa tốt nghiệp đủ 36 tháng muốn học liên thông lên cao đẳng và đại học sẽ phải dự kỳ thi tuyển sinh "ba chung" như mọi thi sinh bình thường khác.
Quy định mới đã ngay lập tức làm giảm số lượng thí sinh dự thi cao đẳng. Ngay cả những thí sinh đến thi cũng kém "mặn mà". Ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi vào các trường cao đẳng hôm 15/7 cho thấy, nhiều em đi thi chỉ để chống… mang tiếng trượt.
Em Hùng, thí sinh trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Em làm bài thi đại học khối A không tốt. Dự thi cao đẳng, em cố gắng để nếu lỡ trượt đại học còn ‘vớt vát’ ở bậc học này”.
Tuy nhiên, khi hỏi về dự định học cao đẳng, Hùng chia sẻ em vẫn phân vân vì khó có cơ hội lấy bằng đại học. “Nếu em thi lại đại học thì mất một năm để ôn. Còn nếu học cao đẳng, sau ba năm, em không chắc mình có đủ kiến thức để thi, còn nếu chờ thêm 3 năm sau khi tốt nghiệp thì tất cả phải mất 6 năm”, Hùng tính toán.
Cũng là thí sinh của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, em Nguyễn Văn Chiến, đến từ Bắc Giang, cho biết, lớp em chỉ có 10 bạn đăng ký dự thi cao đẳng trên tổng số 55 học sinh. “Em nghĩ mình đã có 80% cơ hội trúng tuyển khi thi đợt 1 ở trường Đại học Giao thông Vận tải. Em thi cao đẳng chỉ để xơ-cua”, Chiến nói.
Trong số các thí sinh dự thi, đối tượng nhiệt tình nhất với các trường cao đẳng có lẽ là những thí sinh học trung cấp muốn học liên thông. Tuy nhiên, hầu hết các em này lại làm bài không tốt.
Tại điểm thi trường Cao Đẳng Kinh tế-Kỹ thuật- Thương Mại (Hà Đông), trong buổi thi sáng 15/7, tuy mới hết 2/3 thời gian nhưng đã có hàng chục thí sinh nườm nượp ra khỏi phòng thi vì không làm được bài. Đa số trong đó là các học sinh thi theo hệ liên thông.
“Đã hai năm không động đến kiến thức phổ thông nên em quên sạch. Đề thi vì thế quá khó với em. Ngồi trong phòng thi thêm cũng không để làm gì, chỉ căng thẳng thêm nên em ra sớm”, một thí sinh cho biết.
Cũng theo thí sinh này, hầu hết các học sinh trong lớp trung cấp của em đều dự thi liên thông. Ở các lớp khác cũng vậy. Tuy nhiên, cũng có nhiều bạn đã đăng ký thi vẫn bỏ vì biết trước có thi cũng không đỗ.
Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng mới nhất của Bộ GD-ĐT, học sinh hệ trung cấp và sinh viên hệ cao đẳng chưa tốt nghiệp đủ 36 tháng muốn học liên thông lên cao đẳng và đại học sẽ phải dự kỳ thi tuyển sinh "ba chung" như mọi thi sinh bình thường khác.
Quy định mới đã ngay lập tức làm giảm số lượng thí sinh dự thi cao đẳng. Ngay cả những thí sinh đến thi cũng kém "mặn mà". Ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi vào các trường cao đẳng hôm 15/7 cho thấy, nhiều em đi thi chỉ để chống… mang tiếng trượt.
Em Hùng, thí sinh trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Em làm bài thi đại học khối A không tốt. Dự thi cao đẳng, em cố gắng để nếu lỡ trượt đại học còn ‘vớt vát’ ở bậc học này”.
Tuy nhiên, khi hỏi về dự định học cao đẳng, Hùng chia sẻ em vẫn phân vân vì khó có cơ hội lấy bằng đại học. “Nếu em thi lại đại học thì mất một năm để ôn. Còn nếu học cao đẳng, sau ba năm, em không chắc mình có đủ kiến thức để thi, còn nếu chờ thêm 3 năm sau khi tốt nghiệp thì tất cả phải mất 6 năm”, Hùng tính toán.
Cũng là thí sinh của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, em Nguyễn Văn Chiến, đến từ Bắc Giang, cho biết, lớp em chỉ có 10 bạn đăng ký dự thi cao đẳng trên tổng số 55 học sinh. “Em nghĩ mình đã có 80% cơ hội trúng tuyển khi thi đợt 1 ở trường Đại học Giao thông Vận tải. Em thi cao đẳng chỉ để xơ-cua”, Chiến nói.
Trong số các thí sinh dự thi, đối tượng nhiệt tình nhất với các trường cao đẳng có lẽ là những thí sinh học trung cấp muốn học liên thông. Tuy nhiên, hầu hết các em này lại làm bài không tốt.
Tại điểm thi trường Cao Đẳng Kinh tế-Kỹ thuật- Thương Mại (Hà Đông), trong buổi thi sáng 15/7, tuy mới hết 2/3 thời gian nhưng đã có hàng chục thí sinh nườm nượp ra khỏi phòng thi vì không làm được bài. Đa số trong đó là các học sinh thi theo hệ liên thông.
“Đã hai năm không động đến kiến thức phổ thông nên em quên sạch. Đề thi vì thế quá khó với em. Ngồi trong phòng thi thêm cũng không để làm gì, chỉ căng thẳng thêm nên em ra sớm”, một thí sinh cho biết.
Cũng theo thí sinh này, hầu hết các học sinh trong lớp trung cấp của em đều dự thi liên thông. Ở các lớp khác cũng vậy. Tuy nhiên, cũng có nhiều bạn đã đăng ký thi vẫn bỏ vì biết trước có thi cũng không đỗ.
Sĩ tử chẳng "mặn mà" nên nhiều phòng thi rất vắng thí sinh. Ảnh chụp tại Hội đồng thi trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội. (Minh Quyết/TTXVN).
Trường lo thiếu sinh viên
Sĩ tử thờ ơ nên tại hàng loạt địa phương, lượng hồ sơ đăng ký dự thi cao đẳng chỉ bằng 50% so với trước. Cụ thể, số hồ sơ đăng ký dự thi ở Nam Định từ 10.400 bộ năm 2012 xuống còn 5.700 bộ. Ở Quảng Trị, con số này cũng rơi từ khoảng 6.000 bộ xuống 3.000 bộ.
Trên phạm vi cả nước, lượng hồ sơ đăng ký giảm khoảng 65.000 bộ, lượng thí sinh thi thực tế giảm 30.000 em; trong khi chỉ tiêu lại tăng lên do có thêm 11 trường tổ chức thi (số trường cao đẳng tổ chức thi năm nay là 135 trường, năm 2012 là 124 trường).
Năm nay, trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị (Gia Lâm) chỉ nhận được 1.582 hồ sơ, thấp hơn cả chỉ tiêu tuyển sinh của trường; trong khi năm 2012, con số này là 8.000 bộ.
Những con số đáng buồn khiến Hiệu trưởng Bùi Hồng Huế không khỏi lo lắng. Theo ông, để tuyển đủ, nhà trường chắc chắn phải trông chờ nhiều vào việc xét tuyển nguyện vọng 2 và 3.
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Thương mại (Hà Đông) cũng không khá khẩm hơn. Trường có 1.843 hồ sơ đăng ký dự thi, trong khi chỉ tiêu là 2.000 em cho hệ cao đẳng và 500 em cho hệ trung cấp.
Hồ sơ đăng ký thấp hơn chỉ tiêu, tuy nhiên, số thí sinh thực tế đến thi còn ảm đạm hơn nữa. Theo ông Đặng Văn Tung, Trưởng phòng Đào tạo của trường, sáng 15/7, chỉ có 695 em đến dự thi, đạt tỷ lệ rất khiêm tốn là 38%.
Theo ông Tung, quy chế mới của Bộ đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc tuyển sinh của các trường. “Chúng tôi rất lo và nản. Không chỉ riêng trường tôi mà đây là tình trạng chung của các trường cao đẳng,” ông Tung chia sẻ.
Cho rằng quyết định của Bộ có lý, tuy nhiên, theo vị trưởng phòng đào tạo này, cách thực hiện của Bộ hơi đột ngột. “Bộ ra dự thảo rồi quyết định chính thức áp dụng ngay, khiến cho các trường bị động, lúng túng. Học sinh, sinh viên đang học cũng hoang mang. Nếu như Bộ có lộ trình để trường và các em có sự chuẩn bị thì tốt hơn”, ông Tung phân trần.
Lượng thí sinh dự thi giảm, thí sinh thi cũng không quá mặn mà, còn các thí sinh muốn học liên thông lên cao đẳng lại ít có cơ hội vì làm bài thi không tốt, các trường cao đẳng dự kiến sẽ có một mùa tuyển sinh nhiều gian nan.