Bán trà đá hơn đi làm công ty
Sau những lúc căng thẳng từ công việc tôi thường lân la đến các quán nước vỉa hè để uống cốc trà đặc cho tỉnh táo. Sau vài lần uống trà tôi mới nhận thấy và tự hỏi bản thân mình tại sao đội ngũ bán trà đá giờ đây trẻ vậy, Xưa nay công việc này chỉ dành cho người trung niên?!
Tò mò tôi hỏi chuyện một cô em bán nước thì được biết: em là Nguyễn Thị Hoa quê ở xã Thanh Tiên, Thanh Chương, Nghệ An. Em tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy ngành điện công nghiệp, Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, ra trường được hai năm nay. Trong khoảng thời gian hai năm đó em đã đi làm cho một số công ty ở Hà Nội nhưng tháng trước em xin nghỉ làm và về bán trà đá ở khu vực Mỹ Đình...
Đi làm cho công ty cả tuần chỉ trừ thứ bảy lương cũng chỉ 2 triệu/1 tháng. Với khoản lương này mà bao thứ phải trả nào tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền chi phí cho sinh hoạt khác... nên tần tiện mãi em mới tiêu đủ còn đâu mà tích cóp. Trong khi đó công việc bán trà đá không phải là nặng nhọc, mỗi cốc trà đá hiện nay với giá 2000 đồng thì mỗi ngày cũng kiếm được đôi trăm. Tháng cũng tích hơn triệu.
Mòn mỏi “săn” bằng bên quán nước vỉa hè
Còn em Nguyễn Thu Hồng quê ở xã An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ tốt nghiệp trường cao Sư Phạm Trung Ương đã hơn ba năm đi làm nhiều nơi và chuyển nhiều công ty nhưng cũng không đủ mưu sinh. Hơn một năm nay em chọn nghề nán nước gần khu vực viện 198, Hà Nội. Em tâm sự: Ai học ra trường cũng mong làm đúng nghề mình chọn nhưng sinh viên ra trường về quê không biết xin vào đâu mà ở lại thành phố chú yếu làm trái nghề. Lương thì thấp, trong khi chờ kiếm công việc ổn định, lương khá, em chọn công việc bán nước.
Bán nước không bị áp lực thời gian mà lại có tiền. Hơn nữa với công việc này còn có thời nghỉ ngơi để học thêm bằng nữa cho dễ xin việc. Trong lúc vắng khách thì mình học bài còn đi làm ở công ty nào đó thì làm sao mình học được.
Chọn nghề bán nước để mưu sinh với nhiều bạn trẻ quả thật là một mặc cảm, khi danh nghĩa là một người có trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, hành trình mưu sinh luôn gian khổ nên nhiều bạn trẻ vẫn phải chấp nhận làm mong chờ ngày đổi đời.
Liệu bằng cấp có làm thay đổi số phận?
Cứ tưởng học xong cao đẳng thì coi như với nhiều nữ sinh là quá đủ lắm rồi. Thế nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn đang miệt mài “săn bằng” mong tìm cơ hội đổi đời. Không phải chỉ học mỗi bằng đại học mà nhiều thứ bằng khác nhau. Chuyện học thêm quả thật là việc làm chính đáng ai cũng hoan nghênh.
Tuy nhiên nhìn vào thực trạng giáo dục sinh viên ra trường không có việc làm đúng chuyên ngành đã học. Trong khi làm ở những công ty thì lương không đủ sống. Trước áp lực về giá cả mỗi ngày một tăng. Không biết hành trình đi “săn” bằng có làm thay đổi số phận của họ không? Trong khi hiện nay các trường Đại học, cao đẳng… đang mọc lên như nấm, mỗi năm cho ra lò hàng triệu sinh viên. Phải chăng chúng ta đang từng bước phổ cập giáo dục đại học. Còn chuyện cung cầu không phải là quy luật của giáo dục nước nhà?
Lâu nay vấn đề đào tạo gắn với nhu cầu giải quyết việc làm luôn là chủ đề nóng thu hút mối quan tâm nhất là những bạn trẻ. Thế nhưng quy luật cung cầu đang là vấn đề nan giải không chỉ ngành giáo mà cả xã hội ta đang đau đầu suy nghĩ. Không biết đã có bao nhiêu cuộc họp, hội thảo, hơn nữa còn lên diễn đàn quốc hội thế nhưng bài toán này vẫn chưa có lối thông. Trong khi chờ đợi từ chiến hào thì ngay từ mỗi sinh viên hãy không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để đủ khả năng đáp ứng với nhu công việc trong bối cảnh mới.
(Theo Tầm Nhìn)