Mùa tuyển sinh năm nay, các trường ĐH địa phương có những thay đổi tích cực để thu hút thí sinh, góp phần đào tạo nhân lực cho tỉnh nhà.
Liên thông nhiều trường
Các trường ĐH vùng có nhiều trường thành viên đang đi theo hướng thiết kế chương trình đào tạo sao cho sinh viên (SV) có thể chuyển ngành, chuyển trường, học hai ngành của hai trường cùng một lúc...
ĐH Đà Nẵng vừa ban hành quy định đào tạo chương trình thứ hai giữa các trường thành viên. Theo đó, SV hệ chính quy thỏa mãn những điều kiện theo quy định có thể đăng ký học chương trình thứ hai khác trường đang học chương trình thứ nhất (cũng trong hệ thống các trường thành viên).
Có mặt trong các buổi Tư vấn mùa thi năm 2011 của Báo Thanh Niên, lãnh đạo ĐH Huế cũng cho biết sẽ áp dụng quy định cho phép SV đăng ký học cùng lúc hai ngành của hai trường thành viên. Theo đó, sau khi học xong học kỳ thứ nhất và đáp ứng đầy đủ điều kiện, SV có thể đăng ký tiếp một ngành học khác tại bất kỳ trường ĐH thành viên nào của ĐH Huế cùng ngành, cùng khối thi.
Thúc đẩy ngành lợi thế
Theo thống kê của của TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, hầu hết các trường CĐ, TC đào tạo nghề tại các tỉnh như Bình Định, Huế, Quảng Nam... chưa thu hút thí sinh tỉnh nhà. Trong số đó, có nhiều ngành học là thế mạnh của tỉnh, SV ra trường có nhiều cơ hội chọn việc làm tốt nhưng vẫn hết sức khan hiếm thí sinh đăng ký thi vào.
TS Trần Văn Luyến - Trưởng văn phòng đại diện Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và tái tạo năng lượng tỉnh Ninh Thuận, thông tin: “Bất cứ em nào của tỉnh Ninh Thuận học về Điện hạt nhân đều được học bổng, ra trường về làm tại địa phương có hệ số lương được cộng thêm 70%. Nếu thi bất cứ ngành nào về Điện hạt nhân (khối A) đạt từ 20 điểm trở lên còn được tỉnh tuyển thẳng đi học nước ngoài”.
Còn PGS-TS Võ Văn Thắng - Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang, nhìn nhận: “Trường đang chú ý đầu tư, khuyến khích các em thi vào các ngành như Sư phạm kỹ thuật (SPKT) nông nghiệp, SPKT công nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản vì khu vực ĐBSCL hiện đang thiếu trầm trọng nhân lực những ngành này”. Đại diện các trường ĐH Bạc Liêu, ĐH Trà Vinh, ĐH Cần Thơ... cũng cho biết SV học ngành nuôi trồng thủy sản tại khu vực ĐBSCL ra trường chắc chắn có việc làm nên các trường đang tìm nhiều cách khuyến khích thí sinh thi vào.
Thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cũng cho hay nhu cầu nhân lực của tỉnh còn khá lớn và đa dạng. Những ngành kinh tế, kỹ thuật, nông - lâm - ngư, giáo dục đào tạo đều có khả năng tiếp nhận nhiều SV trong những năm sắp tới.
Liên thông nhiều trường
Các trường ĐH vùng có nhiều trường thành viên đang đi theo hướng thiết kế chương trình đào tạo sao cho sinh viên (SV) có thể chuyển ngành, chuyển trường, học hai ngành của hai trường cùng một lúc...
ĐH Đà Nẵng vừa ban hành quy định đào tạo chương trình thứ hai giữa các trường thành viên. Theo đó, SV hệ chính quy thỏa mãn những điều kiện theo quy định có thể đăng ký học chương trình thứ hai khác trường đang học chương trình thứ nhất (cũng trong hệ thống các trường thành viên).
Có mặt trong các buổi Tư vấn mùa thi năm 2011 của Báo Thanh Niên, lãnh đạo ĐH Huế cũng cho biết sẽ áp dụng quy định cho phép SV đăng ký học cùng lúc hai ngành của hai trường thành viên. Theo đó, sau khi học xong học kỳ thứ nhất và đáp ứng đầy đủ điều kiện, SV có thể đăng ký tiếp một ngành học khác tại bất kỳ trường ĐH thành viên nào của ĐH Huế cùng ngành, cùng khối thi.
Thúc đẩy ngành lợi thế
Theo thống kê của của TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, hầu hết các trường CĐ, TC đào tạo nghề tại các tỉnh như Bình Định, Huế, Quảng Nam... chưa thu hút thí sinh tỉnh nhà. Trong số đó, có nhiều ngành học là thế mạnh của tỉnh, SV ra trường có nhiều cơ hội chọn việc làm tốt nhưng vẫn hết sức khan hiếm thí sinh đăng ký thi vào.
TS Trần Văn Luyến - Trưởng văn phòng đại diện Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và tái tạo năng lượng tỉnh Ninh Thuận, thông tin: “Bất cứ em nào của tỉnh Ninh Thuận học về Điện hạt nhân đều được học bổng, ra trường về làm tại địa phương có hệ số lương được cộng thêm 70%. Nếu thi bất cứ ngành nào về Điện hạt nhân (khối A) đạt từ 20 điểm trở lên còn được tỉnh tuyển thẳng đi học nước ngoài”.
Còn PGS-TS Võ Văn Thắng - Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang, nhìn nhận: “Trường đang chú ý đầu tư, khuyến khích các em thi vào các ngành như Sư phạm kỹ thuật (SPKT) nông nghiệp, SPKT công nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản vì khu vực ĐBSCL hiện đang thiếu trầm trọng nhân lực những ngành này”. Đại diện các trường ĐH Bạc Liêu, ĐH Trà Vinh, ĐH Cần Thơ... cũng cho biết SV học ngành nuôi trồng thủy sản tại khu vực ĐBSCL ra trường chắc chắn có việc làm nên các trường đang tìm nhiều cách khuyến khích thí sinh thi vào.
Thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cũng cho hay nhu cầu nhân lực của tỉnh còn khá lớn và đa dạng. Những ngành kinh tế, kỹ thuật, nông - lâm - ngư, giáo dục đào tạo đều có khả năng tiếp nhận nhiều SV trong những năm sắp tới.
(Theo báo Thanh Niên)