Hôm qua 16.8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất và sẽ sớm công bố vào đầu năm học.
Sở xét tốt nghiệp, trường ĐH tự chủ tuyển sinh
Theo ông Bùi Văn Ga, mặc dù nỗ lực đổi mới thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được ghi nhận, nhưng trong dư luận xã hội vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.
Phổ biến nhất là ý kiến lo ngại khó có thể đạt được 2 mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau. Thứ hai, xã hội băn khoăn trên thực tế chỉ có khoảng 60 - 70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường? Thứ ba, nhiều người cũng đặt vấn đề có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh (TS) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?
“Đến thời điểm này, Bộ đã nhận được văn bản của các sở GD-ĐT, các trường đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho năm 2017 và những năm tiếp theo. Thống kê sơ bộ thì nhiều sở muốn được chủ động tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp. Trong khi đó các trường ĐH muốn được tự chủ trong tuyển sinh vào trường mình. Bộ đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tối ưu nhất và sẽ sớm công bố vào đầu năm học tới”, ông Ga chia sẻ.
Theo ông Bùi Văn Ga, mặc dù nỗ lực đổi mới thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được ghi nhận, nhưng trong dư luận xã hội vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.
Phổ biến nhất là ý kiến lo ngại khó có thể đạt được 2 mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau. Thứ hai, xã hội băn khoăn trên thực tế chỉ có khoảng 60 - 70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường? Thứ ba, nhiều người cũng đặt vấn đề có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh (TS) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?
“Đến thời điểm này, Bộ đã nhận được văn bản của các sở GD-ĐT, các trường đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho năm 2017 và những năm tiếp theo. Thống kê sơ bộ thì nhiều sở muốn được chủ động tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp. Trong khi đó các trường ĐH muốn được tự chủ trong tuyển sinh vào trường mình. Bộ đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng phương án tối ưu nhất và sẽ sớm công bố vào đầu năm học tới”, ông Ga chia sẻ.
Không được tuyển quá chỉ tiêu
Liên quan tới tình hình xét tuyển đợt 1, ông Ga cũng cho biết qua việc thống kê tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu để các trường tải dữ liệu về xét tuyển cho thấy đã có 396.496 TS đăng ký vào 602.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% TS đăng ký xét tuyển cùng lúc vào 2 trường trong đợt 1.
Vì vậy TS ảo là tất yếu. Tuy nhiên, trong cơ sở dữ liệu các trường tải về để xét tuyển, Bộ đã cung cấp thông tin về tất cả các nguyện vọng mà TS đã đăng ký trong cùng đợt để tham khảo, phán đoán và lọc ảo. Mặt khác, Bộ cũng đã yêu cầu các trường không được tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu đã công bố để một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo và mặt khác không gây khó khăn về nguồn tuyển đối với các trường khác. Ông Ga cũng lưu ý những TS đã trúng tuyển vào ĐH, CĐ đợt 1 phải nhanh chóng nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi cho trường mình quyết định nhập học. Thời hạn cuối nộp giấy này là hết ngày 19.8. Sau thời hạn trên, TS nào không nộp giấy chứng nhận kết quả thi thì xem như không chấp nhận vào học tại trường và nhà trường sẽ gọi TS bổ sung.
Đối với những TS chưa trúng tuyển đợt 1 (hay trúng tuyển nhưng không nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường) cần theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung. Sau ngày 19.8 các trường thống kê số lượng TS chính thức nộp giấy chứng nhận kết quả thi để công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào các ngành cũng như điều kiện nhận đăng ký xét tuyển. Do có TS ảo nên nhiều ngành tuy có số lượng TS đăng ký nhiều trong đợt 1 vẫn có thể tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Do vậy TS chưa trúng tuyển vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành/trường mà mình yêu thích.
(Theo báo Thanh Niên)