Mã Trường

Mã Trường
photo-202

Tin Tức Các Báo

Điểm sàn: Chỉ cần một mức tối thiểu

Cập nhật 08/05/2014 - 09:15:41 AM (GMT+7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 3-4 phương án xác định tiêu chí điểm sàn, trong khi các chuyên gia giáo dục cho rằng chỉ nên xác định một mức điểm sàn thấp nhất thí sinh phải đạt được

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 6-5 đã ban hành hướng dẫn xác định tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào tuyển sinh năm 2014. Theo đó, đối với các trường, các ngành không quy định môn thi chính, tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào là các mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi.
Điểm sàn cho từng khối thi
Căn cứ vào kết quả thi ĐH, CĐ của thí sinh trong cả nước, hội đồng xác định điều kiện bảo đảm chất lượng đầu vào đề xuất bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét công bố một số mức (3 hoặc 4) điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào ĐH và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào CĐ.
Đối với trường, ngành quy định môn thi chính, tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào là điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính (tổng điểm 3 môn thi, trong đó có 1 môn thi chính nhân hệ số 2) vào trường hay vào từng ngành của trường. Nguyên tắc xác định điểm chuẩn xét tuyển trong trường hợp này là giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào ĐH, CĐ đã được bộ công bố và trường đã lựa chọn (các điểm trung bình này được làm tròn với 2 số lẻ).
Thí sinh làm hồ sơ dự thi ĐH-CĐ năm 2014. Ảnh: TẤN THẠNH
Trước ngày 20-5, các trường công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo Bộ GD-ĐT môn thi chính được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, sau khi bộ công bố các mức điểm xét tuyển, các trường, ngành không quy định môn thi chính sẽ xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển mà bộ đã công bố và trường đã lựa chọn.
Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính, cần xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính. Các trường tổ chức xét tuyển thí sinh có kết quả thi đạt từ mức điểm chuẩn xét tuyển trở lên (điểm chuẩn xét tuyển cơ bản hoặc điểm chuẩn xét tuyển có tính hệ số của môn chính).
Bình cũ, rượu mới
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án Bộ GD-ĐT hướng dẫn vẫn là “bình cũ, rượu mới”. Quy định tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào là các mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi thực chất không khác gì điểm sàn cũ đã áp dụng nhiều năm nay.
TS Lê Viêt Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT - cho rằng không thấy có gì mới mẻ trong dự thảo quy định này, chẳng qua là dùng cách gọi khác. Theo ông Khuyến, điều mà các trường quan tâm là “ngưỡng” thấp nhất phải đạt được chứ không phải là 3 hay 4 mức điểm.
PGS Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, khẳng định việc đưa ra nhiều mức điểm cơ bản cho công tác xét tuyển không giải quyết được vấn đề. “Quan trọng là mức điểm cơ bản thấp nhất được xây dựng trên quan điểm nào, khác với việc xây dựng sàn các năm trước ra sao? Nếu cùng các tiêu chí xây dựng điểm sàn như các năm trước mà năm nay hạ thấp điểm sàn (mức cơ bản thấp nhất) hơn nữa thì chỉ để tháo gỡ khó khăn của một số trường “tốp dưới” trong tuyển sinh, kéo theo chất lượng đầu vào thấp xuống” - PGS Lập phân tích.
PGS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi, kiến nghị Bộ GD-ĐT nên quy định một mức điểm tối thiểu phải đạt qua ngưỡng kỳ thi năm 2014. Căn cứ mức điểm đó cho phép hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ tự xác định điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành học trường mình.
Không nên phức tạp hóa
PGS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, nhấn mạnh phải xác định mục tiêu của điểm sàn này là gì thì sẽ đưa ra cách xác định hợp lý nhất. Theo ông Thắng, không nên phức tạp hóa về kỹ thuật việc xây dựng các mức điểm sàn mà phải hướng tới sự đơn giản hóa. “Tôi nhất trí phải hình thành những mức điểm sàn khác nhau để phân tầng ĐH nhưng đưa ra 4 mức là hơi nhiều. Quan điểm của tôi là nên xác định điểm sàn cho trường công lập, còn các trường dân lập thì để họ tự xác định với sự hỗ trợ của Bộ GD-ĐT” - ông Thắng nói.

(Theo NLĐ)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật