Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định..
Đó là một trong những nguyên nhân về tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm hiện nay mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Luận cho biết, thực tế hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo có nhiều nguyên nhân: Xét từ góc độ nơi sử dụng lao động, từ khi đất nước tiến hành đổi mới, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (cũng như nguồn lao động) không chỉ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước, mà làm việc ở tất cả các cơ sở thuộc 5 thành phần kinh tế. Xét từ góc độ nguồn cung ứng nhân lực, tham gia cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho thị trường lao động không chỉ có các trường công lập, mà còn có các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài.
Bộ trưởng Luận cho rằng, hiện nay, Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực, theo đó, các cơ sở đào tạo được tự chủ, trong đó có tự chủ về công tác tuyển sinh. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặtchẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việcđăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương chưa sát thực; năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.
Bên cạnh đó, trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình hình sinh viên tìm việc làm càng khó khăn hơn.
Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm.
Đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này, Bộtrưởng Luận cho biết, Chính phủđã chỉđạo xây dựng Đềán tổng thểgiải quyết việc làm cho sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp trong và ngoài nước nhưng chưa có việc làm; sửa đổi, bổsung Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương; chỉđạo các cơquan chức năng đẩy mạnh công tác tưvấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm, giúp cho người học có cơsởlựa chọn những ngành nghềcó khảnăng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp; Phê duyệt Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020; Chính phủchỉđạo các Bộ, ngành như: BộY tế, BộThông tin và Truyền thông, BộTài nguyên và Môi trường, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với BộGD-ĐT xây dựng kếhoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho từng ngành....
Về phía Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Luận đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và nhấn mạnh tới việc ban hành quy định về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Đến nay đã có 150 trường đại học, cao đẳng thành lập trung tâm tư vấn việc làm. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…), đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.
Đưa ra cảnh báo, khuyến cáo đối với người học về nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai gần. Việc cảnh báo đã góp phần giúp người học có định hướng và lựa chọn ngành nghề đúng đắn hơn (Năm 2013, số hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành Kinh tế - Quản lý đã giảm 10,5%, trong khi đó nhóm ngành Khoa học sức khỏe tăng 1,7%; Môi trường và Bảo vệ môi trường tăng 1,4%; Công nghệ - Kỹ thuật tăng 0,5%).
Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động; giảm quy mô đào tạo không chính quy (bằng 50% chính quy); củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo liên thông.
(Theo GDVN)